ttth247.com

Học sinh chưa hài lòng về môn KHTN, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo gì?

Học sinh chưa hài lòng về môn KHTN, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo gì?- Ảnh 1.

Một buổi học môn khoa học tự nhiên của học sinh lớp 7

ĐÀO NGỌC THẠCH

Trong phát biểu chỉ đạo về nhiệm vụ năm học mới, tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã đề cập đến ý kiến của học sinh TP.HCM tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo TP diễn ra ngày 1.6 vừa qua. Theo ông Hiếu, đã có "khoảng gần 30 ý kiến của học sinh nói về môn khoa học tự nhiên (KHTN), các em chưa hài lòng, chưa thuận lợi trong việc tiếp nhận kiến thức liên môn".

Chính vì vậy, người đứng đầu ngành GD-ĐT TP đã yêu cầu nhà trường không bố trí dạy nếu giáo viên chưa qua bồi dưỡng, chưa tham gia bổ sung bồi dưỡng chuyên đề giảng dạy KHTN. Ông Hiếu cho hay, ngay từ năm 2019, sở này đã làm việc chuyên môn với Trường ĐH Sài Gòn để thực hiện được môn học tích hợp KHTN. Giáo viên TP đã được bồi dưỡng và tiếp tục có những chuyên đề nâng cao để dạy môn học này.

"Chúng ta làm sao giúp giáo viên tự tin khi giảng dạy môn tích hợp, không xé nhỏ kiến thức, không đào sâu kiến thức môn KHTN thành môn đơn lẻ lý, hóa, sinh như trước đây. Sắp tới thành phố sẽ tiếp tục tổ chức chuyên đề bồi dưỡng chuyên sâu, nâng cao ở môn KHTN giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả như mong muốn. TP.HCM tiếp tục kiên trì và giữ vững định hướng dạy theo hướng tích hợp, một giáo viên dạy xuyên suốt một môn học, đáp ứng đúng mục tiêu của Chương trình GDPT 2018", ông Hiếu nhấn mạnh.

Hiệu trưởng không chọn công ty, đối tác tổ chức chương trình

Học sinh chưa hài lòng về môn KHTN, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo gì?- Ảnh 2.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu phát biểu chỉ đạo năm học mới

BẢO CHÂU

Ngay từ đầu năm học 2024-2025, hiệu trưởng cần quan tâm việc lựa chọn các hoạt động bổ sung cho chương trình nhà trường. Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ và tự nguyện. Tuyệt đối không để tình trạng học sinh vào trong lớp học với giáo viên nước ngoài mà bị ép buộc.

Nếu để xảy ra câu chuyện này thì hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm. Tất cả các hoạt động bổ sung muốn tổ chức phải trên tinh thần tự nguyện để học sinh đăng ký theo nhóm hoạt động, môn học bổ sung, nhà trường xếp lớp theo mong muốn của phụ huynh. Đảm bảo tất cả học sinh học chương trình đó phải có sự tự nguyện…

Nhà trường phải lắng nghe, tạo điều kiện và định hướng để học sinh được học đúng môn theo sở trường, mong muốn.

Hiệu trưởng nhà trường không chọn công ty, đối tác tổ chức chương trình nhà trường mà phải xây dựng các hoạt động bổ sung về chuyên môn, tiếng Anh, tin học, kỹ năng số; phụ huynh lựa chọn nhóm nào thì từ đó mới lựa chọn giáo viên thỉnh giảng, đơn vị phối hợp tổ chức.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

Thi học sinh giỏi lớp 9 và 12 sẽ có nhiều môn mới

Tại hội nghị, thông tin về một số nội dung mới trong năm học mới 2024-2025, ông Trần Ngọc Huy, Phó phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin đầu tháng 10, TP.HCM sẽ có Tài liệu giáo dục địa phương lớp 9, 12 để các trường thuận lợi trong giảng dạy.

Còn về kỳ thi học sinh giỏi cấp TP lớp 9 và lớp 12 trong năm học mới, lãnh đạo Phòng Giáo dục trung học thông tin sẽ có một số môn thi mới phù hợp với Chương trình GDPT 2018.

Trong đó, kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 sẽ có thêm môn thi mới là giáo dục kinh tế pháp luật.

Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 sẽ có môn KHTN và lịch sử – địa lý do trong Chương trình GDPT 2018 bậc THCS không còn các môn đơn lẻ vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.

"Bài thi học sinh giỏi lớp 9 môn KHTN sẽ gồm 2 phần bắt buộc và tự chọn. Trong đó phần bắt buộc với kiến thức đánh giá năng lực chung của học sinh về các mạch nội dung chiếm 30% số điểm và phần tự chọn, học sinh được chọn một trong những mạch nội dung liên quan đến năng lực như biến đổi chất, đời sống…, chiếm 70% số điểm. Cơ cấu đội tuyển học sinh giỏi môn KHTN sẽ gồm 45 học sinh/địa phương", ông Trần Ngọc Huy thông tin.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Mới đây, tại hội nghị tổng kết giáo dục đại học năm học 2023-2024, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng: 'Việc chúng ta xét tuyển sớm có tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối cùng của cấp học này, cho nên thời gian...
1 tháng trước - Được truyền cảm hứng từ những tấm huy chương IChO, Đăng Khôi theo đuổi môn Hóa từ lớp 8 với quyết tâm chinh phục kỳ thi này.
1 tháng trước - Muốn trở thành thủ khoa, Hữu Luân đọc tài liệu, tự soạn đề cương ôn tập, thậm chí đăng ký học 13 môn ở học kỳ thứ 5, gấp đôi thông thường.
3 tuần trước - Về bí quyết học tập, thủ khoa Phạm Minh Tiến 'bật mí' phải biết cách hệ thống những gì mình tiếp thu từ thầy cô nhưng cũng phải sáng tạo khi ứng dụng.
1 tháng trước - Với 1590/1600 điểm SAT, Vân Hà trở thành thủ khoa đầu vào Đại học Kinh tế Quốc dân theo diện xét tuyển bằng chứng chỉ SAT/ACT.
Xem tin bài khác
42 phút trước - Ngày 19.9, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với Sở LĐ-TB-XH, tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện chương trình phối hợp về định hướng phân luồng và giáo dục nghề nghiệp đối với học sinh THCS và THPT giai đoạn 2023 - 2025.
1 giờ trước - Bắt đầu từ năm 2025, tất cả cơ sở giáo dục ĐH phải bảo đảm đạt được tất cả tiêu chuẩn, tiêu chí chuẩn cơ sở giáo dục ĐH theo Thông tư 01 ban hành đầu năm 2024. Tuy nhiên, trong đó, rất nhiều trường ĐH có đào tạo tiến sĩ khó có thể đáp ứng...
1 giờ trước - Cả trăm trường học vẫn chưa thể hoạt động trở lại sau bão lũ. Bộ GD-ĐT đã có những chỉ đạo các giải pháp linh hoạt như đưa học sinh đến trường khác học nhờ, huy động giáo viên trường bạn hoặc giáo viên đến nhà dạy học sinh.
5 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.
7 giờ trước - Em thấy không hợp với Luật nên đang tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mong mọi người cho lời khuyên.