ttth247.com

Học sinh không nên dùng điện thoại trước 14 tuổi để bảo vệ sức khỏe tâm thần

Cụ thể, bác sĩ Michelle Morse, Giám đốc Sở Y tế và sức khỏe tâm thần TP.New York, bác sĩ Ashwin Vasan, Ủy viên Sở Y tế và sức khỏe tâm thần TP.New York, đề nghị các bác sĩ nhi khoa nên bổ sung việc thảo luận với cha mẹ lẫn học sinh về tác hại của mạng xã hội, sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) trong những lần kiểm tra sức khỏe, theo tờ New York Post ngày 8.9.

Cho trẻ dùng điện thoại không có khả năng truy cập mạng xã hội

"Thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội có nguy cơ mắc các chứng bệnh tâm thần, bao gồm trầm cảm và rối loạn lo âu", ông Vasan và bà Morse viết trong một bức thư gửi các bác sĩ và chuyên gia y tế hôm 5.9. Bức thư được công bố vào thời điểm năm học mới 2024-2025 bắt đầu.

“Khuyến nghị phụ huynh và người chăm sóc trì hoãn việc cho trẻ em sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) hoặc thiết bị điện tử tương tự có thể truy cập mạng xã hội cho đến khi trẻ 14 tuổi. Khi trẻ em bắt đầu tự mình đi lại ở TP.New York (mà không có cha mẹ bên cạnh), phụ huynh có thể bắt đầu cho trẻ dùng điện thoại không có khả năng truy cập mạng xã hội", theo bức thư.

Bên cạnh đó, Sở Y tế và sức khỏe tâm thần TP.New York đề nghị các bác sĩ nhi khoa thảo luận với phụ huynh lẫn học sinh về những nguy cơ khi sử dụng quá mức smartphone và mạng xã hội trong cái được gọi là “kế hoạch truyền thông gia đình”.

Học sinh không nên dùng điện thoại trước 14 tuổi để bảo vệ sức khỏe tâm thần- Ảnh 1.

Các chuyên gia cảnh báo thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội quá mức có nguy bị rối loạn lo âu và trầm cảm

ẢNH: FREE PIK

Ngoài ra, Sở Y tế và sức khỏe tâm thần TP.New York cũng kêu gọi các chuyên gia y tế tích cực tham gia những chương trình của thành phố như: Công dân số (từ mẫu giáo đến lớp 12); NYC Teenspace (hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho học sinh từ 13 - 17 tuổi), giới thiệu tài liệu "Mạng xã hội và sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên" của cơ quan y tế dành riêng cho phụ huynh.

Phụ huynh mải mê lướt điện thoại, khó làm gương cho con

Trong bức thư của mình, hai bác sĩ hàng đầu của Sở Y tế và sức khỏe tâm thần TP.New York trích dẫn số liệu thống kê cho thấy thanh thiếu niên ở thành phố này bị trầm cảm nhiều hơn so với một thập niên trước, đồng thời cho rằng “nghiện mạng xã hội” có thể là thủ phạm.

Theo kết quả khảo sát về hành vi thanh niên thiếu của chính quyền TP.New York, năm 2021, 38% học sinh trung học tại thành phố cảm thấy buồn chán hoặc tuyệt vọng đến mức ngừng tham gia các hoạt động thường ngày, so với 27% vào năm 2011. Tỷ lệ học sinh trung học có ý định tự sát tăng hơn 34% từ năm 2011 đến năm 2021.

Sở Y tế và sức khỏe tâm thần TP.New York đồng thời cho biết, việc sử dụng mạng xã hội trở nên phổ biến đối với nhiều người: 54% trẻ em, 93% thanh thiếu niên và 78% phụ huynh.

Trẻ em dùng mạng xã hội có tỷ lệ bị rối loạn lo âu là 16%, cao hơn so với trẻ em không sử dụng (12%). Thanh thiếu niên dùng mạng xã hội cũng có tỷ lệ rối loạn lo âu (27%) và trầm cảm (14%), cao hơn so với thanh thiếu niên không sử dụng (lần lượt là 9% và 4%).

Một nghiên cứu gần đây của ĐH Michigan cho thấy nhiều người trưởng thành bị căng thẳng hơn vì kiểm tra smartphone nhiều lần trong ngày. Một số bậc phụ huynh không thể làm gương cho con cái do mải mê lướt điện thoại.

Hiện Thống đốc bang New York, bà Kathy Hochul nỗ lực áp đặt lệnh cấm điện thoại trong trường học trên toàn bang. Bà Hochul đang tiến hành “chuyến công du” đến các trường để tiếp thu ý kiến, đề xuất về cách thực hiện lệnh cấm này. Trước đó, chính quyền bang New York hồi tháng 6 đã thông qua một luật trao quyền cho cha mẹ kiểm soát việc con cái sử dụng những ứng dụng mạng xã hội như TikTok và Instagram.

Ngày càng nhiều bang ở Mỹ đã hoặc đang cân nhắc lệnh cấm điện thoại tại trường học nhằm giúp học sinh tập trung học tập. Các chuyên gia tại ĐH Washington (Mỹ) ngày 7.9 tuyên bố sẽ tiến hành cuộc nghiên cứu đánh giá tác động của lệnh cấm smartphone tại trường học. Nhóm nghiên cứu lên kế hoạch khảo sát với ít nhất 300 học sinh trung học, giáo viên và phụ huynh tại nhiều trường ở khắp bang Washington.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
21 giờ trước - Việc cấm học sinh dùng điện thoại không nên cứng nhắc, tùy hoàn cảnh áp dụng, phát huy ưu điểm của công nghệ để nâng cao chất lượng giờ dạy
2 tuần trước - Để thành công và góp phần phát triển đất nước, học sinh nên bớt đố kỵ, bớt tự mãn và bớt dùng điện thoại di động, theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
1 tháng trước - 'Trầm cảm ở học sinh ngày càng có diễn biến phức tạp, thậm chí, có những em vì vượt quá sức chịu đựng của bản thân đã dẫn tới nhiều hệ lụy đáng tiếc khác...'.
5 ngày trước - Phía dưới bài viết của Báo Thanh Niên về Trường THPT Thạnh Lộc, Q.12, TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại di động trong toàn bộ thời gian 8 tiết chính khóa tại trường, kể cả giờ ra chơi, bạn đọc rần rần ủng hộ. Nhiều người nói 'Mong áp...
3 tuần trước - Khát vọng phát triển cách 'gói' thuốc điều trị ung thư bằng công nghệ nano, Ngọc Ngân có 4 công bố khoa học đăng trên tạp chí quốc tế và được chính phủ Anh tài trợ học bổng toàn phần cho hành trình thạc sĩ.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
3 giờ trước - Ớn lạnh, nổi gai ốc, không dám xem hết hình ảnh, video... là những cảm giác của những người tham gia buổi tập huấn, khi nghe trung tá Bùi Thái Đức, chuyên viên chính Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn...
4 giờ trước - Nhiều sinh viên có sản phẩm đăng trên báo Tuổi Trẻ, một số sinh viên xuất sắc có tư duy đề tài và hoàn thiện sản phẩm truyền thông như phóng viên.
4 giờ trước - Khóa học do các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS)... hướng dẫn.