ttth247.com

Học sinh từ nước ngoài về, học sinh quốc tế tới VN: Tuổi đi học thế nào?

Trước thềm năm học mới 2024-2025, tuổi đi học của trẻ em được nhiều người quan tâm.

Học sinh từ nước ngoài về, học sinh quốc tế tới VN: Tuổi đi học thế nào?- Ảnh 1.

Học sinh lớp 1 năm học 2023-2024 một trường ở Q.1, TP.HCM

ĐÀO NGỌC THẠCH

Tuổi đi học của học sinh lớp 1

Theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học, tuổi của học sinh tiểu học được quy định tại Điều 33. Theo đó, tuổi của học sinh vào học lớp 1 là 6 và được tính theo năm.

Thông tư nêu rõ: "Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 3 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp 1 vượt quá 3 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng GD-ĐT quyết định".

Điểm c và đ Điều 35 của Thông tư cũng quy định: "Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp; Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban".

Học sinh tiểu học có được học vượt lớp?

Học sinh tiểu học được học vượt lớp thế nào? Điểm e Điều 35 của Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

  • Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.
  • Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.
  • Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng GD-ĐT xem xét quyết định.

Tuổi của học sinh trung học như thế nào?

Học sinh từ nước ngoài về, học sinh quốc tế tới VN: Tuổi đi học thế nào?- Ảnh 2.

Hai chị em song sinh Thoại Khanh và Gia Khanh, cựu học sinh Trường THPT Trưng Vương, TP.HCM, hai em có cha là người Ý, mẹ là người Việt Nam

NHẬT THỊNH

Theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường THPT có nhiều cấp học thì tuổi của học sinh trường trung học được quy định ở Điều 33. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.

"Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định. Học sinh không được lưu ban quá 3 lần trong một cấp học", Thông tư nêu rõ.

Quy định học sinh trung học học vượt lớp như thế nào?

Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, học sinh THCS, THPT có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước:

  • Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
  • Hiệu trưởng thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của lãnh đạo trường và ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.
  • Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.

Thông tư của Bộ GD-ĐT hướng dẫn cụ thể, nếu học sinh trong độ tuổi quy định ở nước ngoài về nước hoặc con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ được học ở trường trung học tại nơi cư trú hoặc trường trung học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước: Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường. Sau đó hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nhiều trường ĐH công bố xét tuyển bổ sung theo nhiều phương thức xét tuyển. Sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP...
4 ngày trước - Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Malaysia đồng loạt nới thị thực nhằm tăng đến 50% số sinh viên quốc tế trong những năm tới.
1 tháng trước - Từ dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT toàn quốc và TP.HCM, từ năm 2027 đến nay cho thấy, TP.HCM là địa phương có điểm trung bình môn tiếng Anh dẫn đầu cả nước liên tiếp trong 8 năm qua. Lãnh đạo Sở GD-ĐT đã nói gì trước kết quả nói trên?
1 tuần trước - Chính phủ Úc đề xuất giới hạn số sinh viên quốc tế tuyển mới tại các cơ sở giáo dục từ năm sau ở mức 270.000, trong đó có 145.000 người ở các ĐH công lập và đang chờ quốc hội nước này thông qua.
1 tháng trước - Số lượng người Việt du học Mỹ duy trì năm thứ 2 tăng trưởng sau những ảnh hưởng từ Covid-19, song vẫn cách mốc kỷ lục khá xa trong bối cảnh những quốc gia du học ngày càng cạnh tranh.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Em muốn vào Học viện Quân y, hệ quân sự nhưng liệu học xong có được làm việc ở các bệnh viện công bên ngoài không?.
1 giờ trước - Từ những phòng học quây ván, lợp cọ, hiểu biết gói gọn trong quyển sách giáo khoa, Thảo trở thành sinh viên Sư phạm, giáo viên trường chuyên, rồi giành học bổng chính phủ Mỹ.
1 giờ trước - Sau một ngày tranh tài, Đồng Nai đã tìm ra 9 đội vào vòng chung kết cuộc thi toàn quốc RoboG 2024 diễn ra tại TP.HCM vào cuối tháng 9.2024.
3 giờ trước - Nhiều phụ huynh quan tâm trong năm học 2024-2025, đâu là tên các khoản thu, mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của trường công lập tại TP.HCM? Làm sao để biết các khoản thu, mức thu...
3 giờ trước - "Lần đầu đi biệt phái ngay trước khai giảng năm học mới, tôi đã khóc suốt trên đường vì nhớ nhà, nhớ con, bỡ ngỡ với nơi mình sắp gắn bó một năm. Nhưng không ngờ đó lại là khởi đầu cho một kỷ niệm đáng nhớ trong đời dạy học".