ttth247.com

Học trò mồ côi lấy học bổng gửi đồng bào vùng lũ kèm lá thư xúc động

Học trò mồ côi lấy học bổng gửi đồng bào vùng lũ kèm lá thư xúc động- Ảnh 1.

Bức thư tay xúc động của một học sinh Trường Phổ thông Hermann Gmeiner Đà Lạt kèm số tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

ẢNH: GIÁO VIÊN CUNG CẤP

Lá thư tay nặng ân tình

B.M.H, học sinh lớp 12 Trường Phổ thông Hermann Gmeiner Đà Lạt, hiện sống ở Làng trẻ em SOS Đà Lạt, những ngày qua liên tục theo dõi thông tin về thiệt hại do bão số 3 gây ra ở các tỉnh thành phía bắc. Xót lòng trước những gì đồng bào đang trải qua, H. đã trích một phần học bổng em vừa nhận được hồi đầu năm đưa cho cô chủ nhiệm kèm bức tâm thư, mong cô thay em gửi đến người đang cần.

Bức tâm thư của H. dán hình cờ Tổ quốc trang trọng trên cùng, đính kèm số tiền 500.000 đồng. Ở bên dưới, nam sinh chia sẻ sự đồng cảm với khó khăn mà đồng bào miền Bắc đang trải qua, bộc bạch niềm tự hào khi được làm người con đất Việt và bày tỏ nguyện vọng được trở thành một phần nhỏ trong nỗ lực lớn của cả dân tộc. Toàn văn lá thư của cậu học trò thi khối tự nhiên như sau:

Thưa cô, trong thời gian qua con đã được xem những bài viết, trang báo, được nhìn những hình ảnh của đồng bào miền Bắc trong và sau đợt bão số 3. Con cảm nhận được những đau thương, mất mát của người dân miền Bắc, cùng với những khó khăn và những giọt nước mắt.

Nhưng chính vì những khó khăn ấy, con lại càng thêm yêu mảnh đất nơi mình được sinh ra, con lại được thấy tình yêu thương, sự đoàn kết, sự sẻ chia, giúp đỡ - một tinh thần Việt Nam. Đó là xe to chắn bão cho xe nhỏ, đó là chú bộ đội giúp dân, đó là mỗi người dân hướng về Tổ quốc.

Là một người con Việt Nam, con muốn được chung tay một phần hướng về miền Bắc. Dù số tiền không lớn nhưng mong con có thể giúp được nhiều người.

Vì chúng ta là người Việt Nam.

Học trò mồ côi lấy học bổng gửi đồng bào vùng lũ kèm lá thư xúc động- Ảnh 2.

Toàn văn nội dung tâm thư của em M.H

ẢNH: GIÁO VIÊN CUNG CẤP

Sau khi đọc bức tâm thư, cô chủ nhiệm của H. đã chia sẻ lại trên trang cá nhân để truyền cảm hứng hành động và câu chuyện này lập tức nhận về nhiều lời tán dương. "Em không hề biết cô đã chia sẻ bức thư cho mọi người. Lúc đó em chỉ nghĩ rằng dù mình thuộc diện nghèo khó nhưng nơi em sống trời vẫn nắng và em vẫn được đi học, nên em muốn giúp đỡ những ai khó khăn hơn", H. chia sẻ với Thanh Niên vào chiều nay, 13.9.

H. kể, những năm qua em cũng thường tham gia quyên góp trong các hoạt động thiện nguyện như bão lũ miền Trung hay Tết Nguyên đán, song chỉ ở mức 20.000-30.000 đồng. Đây là lần đầu tiên nam sinh đóng góp con số ở hàng trăm, vì nghĩ mình "cần làm nhiều hơn do hậu quả quá nặng nề". "Mình là đồng bào với nhau, cái gì chia sẻ được thì mình chia sẻ, không lo ít nhiều. Quan trọng là đến từ tấm lòng", H. nhắn nhủ.

Tấm gương sáng về học tập, hoạt động xã hội

Là người lan tỏa câu chuyện nhân ái nêu trên, cô chủ nhiệm của M.H thông tin sự việc diễn ra từ hai ngày trước, vào 11.9. Cô kể, sau khi kết thúc tiết học, H. đã chủ động tìm gặp và gửi cô một tờ giấy, bảo đó là số tiền nhỏ em muốn nhờ cô gửi đến đồng bào mình ở ngoài Bắc, dù lúc đó trường vẫn chưa phát động quyên góp. "Đọc thư xong tôi xúc động vô cùng. Học trò mình sao mà tình cảm quá", cô chủ nhiệm tâm sự.

"Những năm gần đây, do ảnh hưởng từ Covid-19, cuộc sống của các con ở Làng trẻ em SOS phải tằn tiện hơn trước. Tôi nghĩ H. đóng góp 50.000-100.000 là đã quá nhiều, nhưng không ngờ ổng ủng hộ tận 500.000, con số mà nhiều người lớn cũng phải cân nhắc. Với một đứa nhỏ có hoàn cảnh còn quá khó khăn, đây là số tiền quá lớn, cũng thể hiện tình cảm quá đỗi trân quý và đáng ngưỡng mộ", nữ giáo viên trải lòng.

Theo cô chủ nhiệm, H. là tấm gương sáng cho các bạn trong lớp noi theo, không chỉ về lòng nhân ái. Em hiện là lớp trưởng quán xuyến các công tác của lớp, từng nhận giải ba học sinh giỏi toán cấp tỉnh và được vinh danh gương thanh thiếu nhi tiêu biểu giai đoạn 2018 - 2023. H. còn dự các diễn đàn về quyền trẻ em từ cấp tỉnh, cấp quốc gia đến cấp quốc tế ở nước ngoài, tham gia nghiên cứu và những hoạt động do trường, tỉnh tổ chức.

Học trò mồ côi lấy học bổng gửi đồng bào vùng lũ kèm lá thư xúc động- Ảnh 3.

Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, TP.HCM tổ chức ủng hộ bà con các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

ẢNH: PHƯƠNG HÀ

Cô chủ nhiệm cho biết thêm, Trường Phổ thông Hermann Gmeiner Đà Lạt đã phát động quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt từ hôm qua, 12.9, và tấm lòng của H. sẽ hòa cùng tất cả giáo viên, phụ huynh, học sinh khác để gửi đến các tỉnh thành phía bắc trong thời gian tới.

Được biết, vào đầu năm học mới đây, H. được trao một số học bổng với tổng giá trị 6,5 triệu đồng do có thành tích xuất sắc. Phần lớn số tiền em gửi tiết kiệm và bỏ ống heo để chuẩn bị cho hành trang ĐH sắp tới, chỉ giữ lại một phần dùng cho những dịp cần thiết. Trong khi đó, cô chủ nhiệm của H. cũng thường xuyên gửi đồ đạc và quà tặng cho các bạn trong Làng trẻ em SOS Đà Lạt.

M.H và cô chủ nhiệm của em đều không muốn công khai danh tính, cho rằng câu chuyện trên chỉ là một trong số rất nhiều tấm gương vẫn đang vẫn đang hết lòng, hết dạ ủng hộ đồng bào miền Bắc. Và trong những ngày vừa qua, cả ngành giáo dục cũng liên tục vận động ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng sau bão số 3, từ những heo đất, sách vở đến cả hiện kim từ học sinh, phụ huynh, giáo viên, viên chức, doanh nghiệp giáo dục...

"Bất kỳ sự hỗ trợ nào, từ cuốn vở, quyển sách hay bằng tiền mặt, đồ dùng cá nhân... vào thời điểm này đều rất đáng trân trọng. Các hoạt động hỗ trợ có thể gửi về Công đoàn Giáo dục Việt Nam hoặc trực tiếp tới địa phương, trường học, gia đình các giáo viên, học sinh chịu thiệt thòi do bão lũ", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ và cho biết thêm dẫu các em ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút cũng rất cần thiết.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Bị bỏ lại trước cổng Làng trẻ em SOS trong tiết trời mùa đông khi chỉ mới 20 ngày tuổi, Huỳnh Đức tâm niệm mình chỉ có con đường duy nhất là 'ngoi lên', đạt được nhiều học bổng và quay về giúp đỡ trẻ khó khăn.
1 tuần trước - Sáng 5.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ khai giảng cùng các thầy cô giáo, học sinh tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu - ngôi trường dạy hòa nhập học sinh không khuyết tật với học sinh khiếm thị duy nhất tại Hà Nội.
3 ngày trước - Hôm nay (16.9), nhiều trường học ở các vùng bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt sau cơn bão số 3 (Yagi) sẽ đón học sinh trở lại trường. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều ngổn ngang, thiếu trước hụt sau; không ít trường vẫn phải cho học sinh nghỉ học...
3 tuần trước - Hơn năm năm qua, ba nhà giáo ở Quảng Ngãi may áo dài cho sinh nghèo. Họ chung tấm lòng thiện nguyện thảo thơm, sẻ chia khó nhọc, tiếp thêm động lực cho những phận đời vươn lên giữa gian khó.
1 tháng trước - Với những bạn trẻ, đại học không chỉ có giảng đường đào tạo kiến thức hay kỹ năng nghề nghiệp mà phải có một chân trời rực rỡ - nơi có đa dạng hoạt động ngoại khóa hấp dẫn để thả mình và phát triển kỹ năng.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
3 giờ trước - Ớn lạnh, nổi gai ốc, không dám xem hết hình ảnh, video... là những cảm giác của những người tham gia buổi tập huấn, khi nghe trung tá Bùi Thái Đức, chuyên viên chính Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn...
3 giờ trước - Nhiều sinh viên có sản phẩm đăng trên báo Tuổi Trẻ, một số sinh viên xuất sắc có tư duy đề tài và hoàn thiện sản phẩm truyền thông như phóng viên.
3 giờ trước - Khóa học do các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS)... hướng dẫn.