ttth247.com

Hội chẩn với bác sĩ Australia cứu thiếu nữ sốc tim

TP HCMThiếu nữ 15 tuổi người Australia từng ghép tim 1,5 năm trước, đang dùng thuốc chống thải ghép, nay sang Việt Nam du lịch bất ngờ sốc tim, nguy kịch.

Ngày 10/9, BS.CK2 Phạm Thái Sơn, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bệnh nhi vào cấp cứu tuần trước vì sốc sâu (mạch quay khó bắt, huyết áp không đo được), sau biểu hiện nôn ói nhiều, đau bụng, mệt lả. Các xét nghiệm ghi nhận chức năng co bóp tim kém, men tim tăng cao, suy gan cấp, suy thận cấp hoàn toàn không có nước tiểu...

Các bác sĩ chẩn đoán sốc tim, viêm cơ tim cấp, theo dõi thải ghép cấp, tổn thương đa cơ quan. Bệnh nhi được thực hiện ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể) để hỗ trợ chức năng tim đang quá suy yếu, đồng thời phối hợp lọc máu liên tục, thay huyết tương ngay trong đêm để hỗ trợ các cơ quan đang bị suy nặng do thiếu tưới máu.

Ê kíp Nhi đồng 2 thiết lập ECMO di động cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ê kíp Nhi đồng 2 thiết lập ECMO di động cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Đồng thời, nhóm y bác sĩ Nhi đồng 2 liên tục hội chẩn chuyên môn với các chuyên gia từ Bệnh viện Nhi Hoàng gia Melbourne ở Australia - nơi bệnh nhân được theo dõi và ghép tim. Các bác sĩ chỉ định phối hợp miễn dịch điều trị thải ghép cấp.

Nhận định trường hợp khó, cần nhiều xét nghiệm chuyên sâu phân biệt giữa viêm cơ tim tối cấp và thải ghép tim cấp, bệnh nhân được lên kế hoạch chuyển đến trung tâm chuyên ghép tim ở Australia để theo dõi. Sau ba ngày điều trị tích cực, chức năng các cơ quan ổn định, bác sĩ xác định đủ điều kiện để chuyển viện bằng chuyên cơ y tế.

Ê kíp Nhi đồng 2 thiết lập hệ thống ECMO di động ngay trong đêm 7/9, giúp đội vận chuyển từ Singapore (EMA Global) đưa bệnh nhân an toàn về Bệnh viện Nhi Hoàng gia Melbourne, chiều 8/9. Việc vận chuyển bệnh nhân ECMO cần sự phối hợp chặt chẽ của cả bệnh viện đi - đến và đội vận chuyển.

Bệnh nhi được vận chuyển bằng chuyên cơ từ Việt Nam đến Australia. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhi được vận chuyển bằng chuyên cơ từ Việt Nam đến Australia. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Sơn, bệnh nhi ổn định sức khỏe nhờ áp dụng kịp thời các kỹ thuật cao như ECMO, lọc máu liên tục và thay huyết tương. Những phương pháp này đòi hỏi nhân viên được đào tạo và có kinh nghiệm, được áp dụng ngày càng nhiều, giúp cứu sống nhiều trẻ trong tình trạng nguy kịch.

Lê Phương

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Người bệnh điều trị hồi sức tích cực (ICU) kéo dài thường suy đa chức năng, đa tạng, khó phục hồi hoàn toàn, cần tập phục hồi chức năng sớm để cải thiện.
1 tháng trước - TP HCM- Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy lần đầu ghép mảnh in 3D titan dạng lưới, tái tạo xương chân cho bệnh nhân 39 tuổi.
2 tuần trước - Ít ai biết rằng sản phẩm gây "sốt" trong giới y khoa thế giới lại được nghiên cứu bởi hai cựu du học sinh Việt Nam tại Úc, cũng là hai anh em ruột Trần Đặng Minh Trí và Trần Đặng Đình Áng.
1 tháng trước - Mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 180.000 ca ung thư, hơn 120.000 ca tử vong do bệnh này, được xem là thách thức cho ngành y tế.
1 tháng trước - Giới chức Hàn Quốc dự định ban hành loại giấy phép hành nghề y mới, yêu cầu bác sĩ phải thực tập hoặc nội trú trước khi khám, chữa bệnh độc lập.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.