ttth247.com

Hồi sinh bán đảo Thanh Đa

Nhưng giấc mơ thoát cảnh "phố quê" của hàng vạn con người nơi bán đảo này có thể sắp thành hiện thực khi TP.HCM quyết tâm hồi sinh dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa rộng 427 ha.

Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa vừa được UBND TP.HCM đưa vào danh mục các dự án tiêu biểu cấp thành phố thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Dự án này sẽ do Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phụ trách với mục tiêu đến ngày 30.4.2025 hoàn thành việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Hiện nay, TP.HCM đang tổ chức cuộc thi tuyển quốc tế về ý tưởng quy hoạch và kiến trúc cho bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, nhằm biến nơi này thành một khu đô thị sinh thái hiện đại, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn của TP.

Hồi sinh bán đảo Thanh Đa- Ảnh 1.

Bán đảo Thanh Đa nằm ở vị trí đắc địa

Thông tin này khiến hàng vạn người dân ở bán đảo Bình Quới- Thanh Đa nói riêng và người dân TP.HCM nói chung khấp khởi hy vọng sẽ thoát khỏi cảnh sống lay lắt, xập xệ ngay giữa trung tâm thành phố lớn nhất cả nước.

Hành trình đằng đẵng

Khu Thanh Đa rộng 427 ha, nhờ lợi thế đắc địa bao quanh bởi sông Sài Gòn và kênh Thanh Đa nên từ trước năm 1975, bán đảo Thanh Đa đã được chính quyền Sài Gòn "chấm" làm khu vực để xây dựng 23 lô chung cư trên diện tích 36 ha, có tuổi đời xấp xỉ 50 năm, nằm thành một cụm phía bên kia cầu Kinh. Với cảnh quan thiên nhiên hiếm có, Bình Quới - Thanh Đa vốn được quy hoạch thành Khu Du lịch văn hóa, giải trí từ năm 1992.

Đến năm 2000, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết bán đảo Thanh Đa là Khu Du lịch văn hóa, giải trí được phê duyệt. 4 năm sau, dự án được giao cho Tổng công ty địa ốc Sài Gòn (RESCO) nhưng rồi vì năng lực yếu, khả năng tài chính có hạn và cũng không kêu gọi được nguồn vốn đầu tư nên dự án đã bị ách tắc kéo dài.

Bẵng đi 6 năm sau, đến năm 2010, UBND TP.HCM thu hồi lại quyết định của RESCO, tiếp tục giao cho một đơn vị thực hiện đồ án quy hoạch 1/2.000 với mục tiêu biến toàn bộ diện tích bán đảo thành một khu đô thị với nhiều hạng mục hiện đại kết hợp sinh thái, trùm lên toàn bộ P.28, Q.Bình Thạnh, có cầu bắc qua sông Sài Gòn, với quy mô dân số khoảng 41.000 - 50.000 người, số tiền đền bù dự kiến là 23.000 tỉ đồng. Tới năm 2012, Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng Q.Bình Thạnh có quyết nghị bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ trở thành Khu Du lịch sinh thái hiện đại.

Thế nhưng, loay hoay mãi qua 2 thập niên không triển khai được kế hoạch phá dỡ 23 lô chung cư đã xuống cấp trầm trọng để biến Thanh Đa thành một bán đảo hiện đại văn minh. Cuối năm 2015, liên danh giữa Tập đoàn Bitexco và một công ty nước ngoài được UBND TP.HCM chỉ định là nhà đầu tư dự án khu đô thị Thanh Đa - Bình Quới, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 30.000 tỉ đồng.

Hồi sinh bán đảo Thanh Đa- Ảnh 2.

Bán đảo Thanh Đa nằm ở vị trí đắc địa của TP.HCM

ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Nhưng sau đó, công ty nước ngoài này xin rút lui vì nhiều lý do, trong đó có nêu là "không đủ kiên nhẫn để chờ đến lúc được bàn giao đất đã giải phóng mặt bằng". Kể từ đó, dự án lại đi vào ngõ cụt trong tiếng thở dài của hơn 5.000 hộ dân, tương đương hơn 16.000 con người đang sinh sống nơi đây.

Dự án mắc kẹt bao nhiêu năm là bấy nhiêu năm người dân phải sống trong cảnh khổ cực. Nhà cửa tệ hơn khu tạm cư, hạ tầng giao thông xuống cấp, thường xuyên bị ngập, môi trường không được đảm bảo. Mấy năm trở lại đây, tình trạng sạt lở nghiêm trọng ngày càng lan rộng, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống và cả tính mạng của người dân. Ít ai có thể hình dung chỉ cách trung tâm TP náo nhiệt bậc nhất cả nước chưa tới 7 km lại có một vùng bán đảo nằm biệt lập, với những khu đất bạt ngàn bỏ hoang, ruộng lúa, ao nước, đầm lầy, có những khu thậm chí không có đường tiếp cận, chỉ được nhìn thấy nếu đi bằng đường thủy.

"Quá sức chịu đựng" là cụm từ ấn tượng mà ông Phan Nguyễn Như Khuê (nay là Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM) nói trong kỳ họp thứ 9 HĐND TP.HCM diễn ra hồi tháng 7.2018, về quãng thời gian 26 năm đằng đẵng chờ Thanh Đa "lột xác". Đại biểu HĐND TP.HCM vô cùng bức xúc khi đặt chân tới Thanh Đa và cảm nhận nó như một vùng đất hoang hóa, người dân sống hết sức chật vật. Lãnh đạo UBND TP lúc đó đã cam kết với người dân sẽ sớm giải quyết dứt điểm dự án, trả lại vị thế xứng đáng cho "hòn ngọc" Thanh Đa và mang lại cuộc sống mới tốt đẹp cho người dân bán đảo.

Mong chờ sang trang

Trở lại bán đảo Thanh Đa vào những ngày TP.HCM đang trải qua những trận triều cường cao kỷ lục, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh người dân mất ăn mất ngủ vì lo "nhà sập lúc nào không hay".

Ngay bên tuyến bờ kênh Thanh Đa dọc con hẻm 886 Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.25, Q.Bình Thạnh), nước ngập mênh mông, tràn qua bờ kênh và lan can, "xâm chiếm" hết nhà dân. Đã nhiều năm qua, người dân sống tại khu vực này đã quá quen với cảnh lội nước dầm mưa.

"Nghe nói dự án chống sạt lở bờ kè kênh Thanh Đa chuẩn bị được làm rồi, dự án khu đô thị lớn cũng đang được TP thi tuyển ý tưởng kiến trúc. Chúng tôi giờ chỉ mong TP làm càng sớm càng tốt, càng nhanh càng tốt để chấm dứt cảnh khổ cực này. Vì giờ không chỉ lo ngập như trước đâu, mà lo sập nhà luôn rồi. Kênh sạt lở nặng lắm", chị Thanh Huyền (có 13 năm sinh sống tại đây) cho biết.

Hồi sinh bán đảo Thanh Đa- Ảnh 3.

Đi sâu hơn vào phía trong bán đảo, những căn nhà mái tôn lụp xụp xiêu vẹo thỉnh thoảng lại hiện lên trên con đường mòn đầy đất sình lầy, trông xa như những điếm canh. Ông T.Đ.Thiện (ngụ số 546 Bình Quới) năm nay đã hơn 60 tuổi, là con trong một gia đình liệt sĩ, kể từ năm 1980 đến nay gia đình ông 8 người, 3 thế hệ sống chen chúc trong căn nhà không chia nổi thành phòng.

"Cả nhà mấy người chen nhau nằm ngủ như sắp cá mòi. Mùa mưa thì ngập, mùa nắng thì nóng. Khổ sở vô cùng", ông thở dài cám cảnh. Do khó khăn, bức thiết về chỗ ở nên gia đình ông muốn nâng cấp, cơi nới thêm cái gác lửng cũng bị chính quyền xuống lập biên bản vì vi phạm xây dựng. Đường sá, hạ tầng giao thông yếu kém. Rồi trường học, bệnh viện cho tới các hoạt động đời sống tinh thần như khu thể thao, văn hóa… đều thiếu thốn, lạc hậu.

Chỉ tay sang phía bờ bên kia sông là khu Thảo Điền (TP.Thủ Đức), ông T.Đ.Thiện không nén nổi sự cám cảnh: Sau năm 1975, bên đó không bằng một góc bên này, chỉ là vùng trũng, sình lầy. Những đứa trẻ sống bên Thanh Đa còn hằng ngày theo thuyền qua đó cắt cỏ về nuôi bò, cảm thấy may mắn khi nhà mình có những cánh đồng lúa chín trù phú. Sau đó công bố quy hoạch lại, bên kia nhà cao tầng cứ mọc lên theo từng tháng, từng năm, đường sá cứ được xây lên khang trang, rộng rãi, còn bên này vẫn chỉ là những bãi đất trống hoang tàn, cỏ mọc um tùm bò nhai mỏi miệng không hết.

"Cứ độ vài ba năm lại thấy có người tới đo đạc, hỏi han, nghe bảo quy hoạch lại, thiết kế lại. Người dân cứ chắp tay ra cổng bảo nhau "kỳ này chắc làm thiệt rồi", nhưng chờ mãi không tới. Họ cứ hỏi chúng tôi có đồng ý rời đi không, nhưng mong mãi vẫn không được dời đến nơi ở mới khang trang hơn, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn để mà an cư, rồi còn lạc nghiệp. Không chỉ riêng gia đình tôi mà người dân ở đây ai cũng muốn được xóa quy hoạch treo, chúng tôi đã chờ mòn mỏi, khổ sở cả đời người rồi. Nếu không thực hiện dự án thì trả lại quyền lợi cho người dân để chúng tôi được xây sửa nhà, mua bán, được tách thửa. Chúng tôi tha thiết mong lãnh đạo TP quan tâm, có phương án dứt điểm sớm để những thế hệ sau còn có cơ hội sống cuộc sống mới đúng với tiếng dân TP", ông Thiện bày tỏ.

Cũng ao ước nơi mình sống một ngày không xa sẽ phát triển rực rỡ như phía bên kia sông - khu Thảo Điền, chị Loan - nhà ở địa chỉ 480/61 Bình Quới (P.28, Q.Bình Thạnh) - mong chờ từng ngày bán đảo Thanh Đa được "lột xác" thành một khu đô thị sầm uất, văn minh. Khi đó, gia đình chị, con cái chị cũng có thể được đổi đời, chuyển sang buôn bán hàng quán hoặc phục vụ khách du lịch.

"Tối nào tôi cũng ngồi nhìn về phía TP.Thủ Đức, thấy hình ảnh hiện đại mà tủi thân cho mình và bà con ở khu bán đảo này. Cùng sống ở TP lớn nhất nước, chỉ cách nhau một con sông, mà sao cuộc sống trái ngược hoàn toàn. Một bên nhộn nhịp, phồn hoa, hiện đại, còn một bên xập xệ, khổ cực thua cả nông thôn vùng sâu vùng xa. Khu đô thị Thủ Thiêm đi sau nhưng đã về trước sớm hơn nhiều rồi. Người dân ở đây mấy thế hệ chỉ có duy nhất mong ước được xóa quy hoạch treo nên khi nghe tin TP tổ chức thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, ai cũng phấn khởi", chị Loan kỳ vọng.

Nơi hội tụ những công trình biểu tượng của TP

Theo đại diện Sở QH-KT TP, Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa đã trải qua nhiều năm nghiên cứu và kêu gọi đầu tư, nhưng do dự án phát triển Khu đô thị mới theo quy hoạch được duyệt có quy mô diện tích lớn, tổng vốn đầu tư cao và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng rất phức tạp nên kéo dài nhiều năm không thực hiện được. Việc chậm trễ triển khai dự án gây ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống và quyền lợi chính đáng của hàng ngàn hộ dân sinh sống tại bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, ảnh hưởng tới công tác quản lý tại đây.

Định hướng quy hoạch phát triển đô thị của TP trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cần phát huy những vị trí đắc địa, độc đáo; khai thác tốt vị thế và cảnh quan sông nước, đặc biệt là các khu vực lân cận dọc sông Sài Gòn. Từ đó, tạo động lực phát triển mới, kích thích phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của TP, tăng tính cạnh tranh quốc gia trong khu vực; đồng thời sắp xếp, tái cấu trúc đô thị, đặc biệt là khu lõi trung tâm nội đô; khai thác hiệu quả quỹ đất trong đô thị...

Hồi sinh bán đảo Thanh Đa- Ảnh 4.

Người dân Thanh Đa sống trong những căn nhà lụp xụp

ẢNH: ĐÌNH SƠN

"Bán đảo Bình Quới - Thanh Đa với các thế mạnh về địa thế, cảnh quan, quỹ đất còn lại trong khu vực trung tâm đang trở thành yếu tố rất quan trọng trong quy hoạch phát triển TP.HCM. Để phát huy hết giá trị thế mạnh của bán đảo, hiện thực hóa ước mơ biến khu vực này trở thành "hòn ngọc" của TP, cần trải qua quá trình quy hoạch và thực thi lâu dài, bền bỉ. Trong đó, ý tưởng phương án quy hoạch đóng vai trò rất quan trọng, góp phần định hướng hình thành nên Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa phát triển trong tương lai", đại diện Sở QH-KT nêu quan điểm.

Trong tờ trình của UBND TP.HCM về thẩm định, phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 gửi Bộ Xây dựng, TP.HCM nêu định hướng phát triển bán đảo Thanh Đa: "Đảm bảo hình thành những điểm nhấn công trình quan trọng nhất, cao nhất, đẹp nhất của toàn thành phố, nổi bật trên một nền xanh lớn".

Ngoài ra, UBND TP cũng yêu cầu phát triển bán đảo Thanh Đa thành một điểm đến đặc biệt hấp dẫn, đẳng cấp quốc tế, tạo thành một tam giác với khutrung tâm đô thịlịch sử (trung tâm Sài Gòn, Chợ Lớn và phụ cận) và khu vực hiện đại của trung tâm Thủ Thiêm sau này.

Theo đó, bán đảo Thanh Đa sẽ được bố trí đan xen những trung tâm đô thị có hệ số sử dụng đất cao, cao tầng để giảm thiểu mật độ xây dựng và có tầm nhìn rộng ra cả vùng cảnh quan. Trong đó, chức năng bao gồm hành chính, văn phòng, nhà ở cao cấp, khách sạn, thương mại dịch vụ, đặc biệt là phục vụ du khách. Đồng thời, khu vực này cần phát huy và thể hiện những kỹ thuật xử lý môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, tạo các kết nối thủy bộ, giao thông công cộng thật thuận tiện về trung tâm, sang khu vực Thủ Thiêm. (còn tiếp)

Tính chất chính của khu này là một công viên vùng đất ngập nước hấp dẫn cấp quốc tế, thông qua việc tái cấu trúc thành một vùng trũng sinh thái, một nơi bảo tồn sinh quyển đất ngập nước với cảnh quan thật hấp dẫn và liên thông trong toàn khu.

(Trích thông tin từ UBND TP.HCM)

Chỉ mong lần này TP quyết tâm làm thật, sớm kêu gọi được các nhà đầu tư tâm huyết làm tới cùng, để bán đảo thật sự trở thành "đảo ngọc" như những đời lãnh đạo trước đã nhiều lần khẳng định.

Chị Loan (ngụ 480/61 Bình Quới, P.28, Q.Bình Thạnh)

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Thị trường Việt Nam được Airbus và Boeing nhắm tới từ hàng chục năm trước. Hai "ông lớn" hàng không vũ trụ thế giới này giờ đã trở thành đối tác chiến lược, không ngừng hợp tác để Việt Nam gia nhập ngày càng sâu rộng vào hệ sinh thái hàng...
1 tháng trước - Các khu công nghiệp (KCN) sinh thái mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường. Công nghệ 4.0 sẽ cung cấp các công cụ và giải pháp tối ưu hóa quản lý tài nguyên, tiết...
1 tháng trước - Trong thời buổi kinh tế hội nhập, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ phải từng đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, phải thu hẹp quy mô, tên tuổi bị xóa nhòa… Bước qua những thăng trầm, với uy tín thương hiệu...
1 tuần trước - Từ những lá chè Thái Nguyên đến sản phẩm nước giải khát Trà Xanh Không Độ là nỗ lực liên kết chuỗi từ nông dân, hợp tác xã, nhà cung cấp đến Công ty Tân Hiệp Phát. Qua 3 thập kỷ hình thành và phát triển, Tân Hiệp Phát không ngừng phát...
3 tuần trước - Sau hơn 60 năm thăng trầm, trong đó có gần 10 năm tìm cách thoát khỏi bờ vực phá sản, Bông Bạch Tuyết dường như đã tìm ra "long mạch". Trong mùa siêu mua sắm tháng 12/2023 trên TikTok Shop, thương hiệu này bán được hơn 10.000 sản phẩm...
Xem tin bài khác
51 phút trước - Hưng Thịnh Land là doanh nghiệp bất động sản lớn, có quy mô chỉ xếp sau vài cái tên như Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hay Novaland của ông Bùi Thành Nhơn. Dưới thời CEO Lê Trọng Khương, doanh nghiệp gần đây thua lỗ và chìm trong nợ...
51 phút trước - Vàng SJC lên 89 triệu đồng, vàng nhẫn gần 88 triệu đồng/lượng, giá vàng quốc tế tăng hơn 30% kể từ đầu năm. Chuyên gia dự đoán rủi ro thị trường sụp đổ luôn hiện hữu. Nhà đầu tư nên thận trọng xuống tiền mua vàng thời điểm này.
51 phút trước - Khoản nợ trăm tỷ của CTCP Phát triển nhiên liệu sinh học Việt Nam được thế chấp bởi loạt bất động sản, hàng tồn kho và cả quyền phát sinh từ các hợp đồng với đối tác lớn.
51 phút trước - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Hà (BIDV Thái Hà) vừa thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản gồm hai chiếc xe ô tô của CTCP VT Vạn Xuân.
51 phút trước - Giá vàng hôm nay 23/10/2024 trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh giữa lúc Trung Đông nóng rực. Giá vàng miếng SJC leo thang lên 89 triệu, còn vàng nhẫn lên gần 88 triệu đồng, tăng 39,4% kể từ đầu năm.