ttth247.com

'Hồi sinh' bé trai ngưng tim, ngưng thở 30 phút do bị sét đánh

Bị sét đánh sượt qua người, bé trai ngưng tim, ngưng thở trong 30 phút nhưng đã được các bác sĩ 'hồi sinh' kịp thời.

Ngày 27-8, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay vừa cứu sống bé trai bị ngưng tim, ngưng thở 30 phút sau khi bị sét đánh.

Thông tin ban đầu, ngày 22-8, trong lúc đang chơi, bé trai V. (13 tuổi ngụ xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) bị một luồng sét đánh trúng gây ngưng tim, ngưng thở.

Ngay sau đó Trung tâm cấp cứu 115 của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhanh chóng có mặt thực hiện sơ cứu, đưa bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, đồng từ hai bên giãn, không có phản xạ với ánh sáng… Các bác sĩ tiến hành sốc điện liên tục, dùng thuốc chống loạn nhịp. Sau khoảng 15 phút cấp cứu tích cực, bé trai bắt đầu có nhịp tim và huyết áp trở lại.

Tiếp đó các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã hội chẩn cùng các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đánh giá tình trạng bệnh nhi. Từ đó, các bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhi quan Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục cấp cứu, điều trị.

Dù được thở máy, dùng thuốc chống loạn nhịp trong thời gian khá dài nhưng bệnh nhi vẫn trong tình trạng hôn mê sâu. Thế nhưng, đồng tử bệnh nhi đã co lại, huyết áp dần ổn định.

Lo lắng bệnh nhi có nguy cơ tổn thương não, các bác sĩ quyết định sử dụng phương pháp hạ thân nhiệt để tránh tổn thương, giảm di chứng cho bệnh nhi. Khoảng 3 ngày sau, tình trạng bệnh nhi được cải thiện "thần kỳ", chức năng của các cơ quan được bảo tồn, tri giác tốt nên ngưng hạ thân nhiệt, cai máy thở.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết sau gần một tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhi phục hồi tốt, chỉ số sinh tồn ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

Theo bác sĩ Nghĩa, thời điểm nhập viện, tình trạng của bệnh nhi quá nặng. Nếu tiếp tục chuyển bệnh nhi lên tuyến trên thì nguy cơ tử vong cao do đoạn đường di chuyển dài. Do đó, các bác sĩ hai bệnh viện quyết định chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để điều trị.

"Trong trường hợp này, bệnh nhi rất may mắn vì tia sét chỉ sượt qua từ vai xuống khiến bé ngưng tuần hoàn hô hấp 30 phút và được cấp cứu kịp thời. Hơn nữa, chức năng của các cơ quan được bảo tồn, không để lại di chứng về sau", ông Nghĩa thông tin.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Hà Nội- Bệnh viện Nhi Trung ương tuần qua tiếp nhận 5 trẻ đuối nước, trong đó một em hồi phục tốt, 4 trẻ còn lại nguy kịch do cấp cứu sai cách.
1 tuần trước - Yên Bái - Chiếc ca nô chở nạn nhân nữ 31 tuổi đến trung tâm y tế huyện chòng chành rung lắc giữa nước lũ, bác sĩ nỗ lực ép tim bệnh nhân để ngăn ngừng đập.
1 tuần trước - Nhiều bệnh viện ngập sâu trong nước, mất điện, mất sóng, bác sĩ phải dùng đèn pin, đèn dầu để phẫu thuật, ép tim cứu bệnh nhân nguy kịch trên ca nô.
3 tuần trước - Thủ dâm lành mạnh, chừng mực không gây hại. Tuy nhiên, lạm dụng hàng ngày và sai cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ tiềm ẩn.
2 tuần trước - Do áp lực cuộc sống hoặc gặp những biến cố gây rối loạn lo âu, nhiều người trẻ tìm về với thiên nhiên, đi "tắm rừng" để an dưỡng tinh thần.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.