ttth247.com

Khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

1. Bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 30 năm qua và mạnh nhất trên đất liền ở nước ta trong khoảng 70 năm qua. Lượng mưa lớn trong cơn bão và hoàn lưu sau bão đã gây ra tình trạng ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở nhiều địa bàn miền núi và lũ lớn tại hầu hết các sông ở Bắc bộ, dẫn đến thiệt hại rất nghiêm trọng về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH), các hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngành, các lĩnh vực, nhất là nông nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão, Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả mưa bão.

Khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- Ảnh 1.

Khu đồi Sim được lựa chọn xây dựng Khu tái định cư Làng Nủ

ẢNH: TRỌNG ĐIỂM

2. Mặc dù sự chủ động, tích cực vào cuộc từ sớm, từ xa, từ cơ sở và sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã góp phần rất quan trọng giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của bão lũ, nhưng thiệt hại vẫn còn rất lớn và để lại hậu quả nghiêm trọng, nặng nề.

3. Để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão số 3, các cấp, các ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng và đồng bào, chiến sĩ cả nước cần tiếp tục tập trung quán triệt nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng, nhất là tập trung thực hiện hiệu quả 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của nhân dân; hỗ trợ ổn định cuộc sống nhân dân; phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ; kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17.9.2024 của Chính phủ.

Trong đó, khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, đặc biệt là đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, các lực lượng chức năng ở cơ sở.

Cung cấp lương thực, thực phẩm, nước sạch, chỗ ở cho những người dân bị mất nhà ở; rà soát, thực hiện việc tái định cư cho các hộ gia đình bị mất nhà ở, bảo đảm hoàn thành sớm nhất có thể, trước ngày 31.12 với điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ. Bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; khẩn trương đưa học sinh tới trường và đưa các bệnh viện, cơ sở y tế vào hoạt động ngay trong tháng 9.2024.

Rà soát, có biện pháp hỗ trợ phù hợp khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm việc làm, sinh kế của người dân trong tất cả các lĩnh vực, nhất là công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Giữ vững ổn định chính trị, an ninh, an toàn và bảo đảm trật tự xã hội trên địa bàn. Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng xuyên tạc, chống phá.

4. Cùng với việc sớm ổn định đời sống nhân dân, chúng ta cần tập trung khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát.

Về khôi phục sản xuất kinh doanh, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát các cơ chế, chính sách để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Khẩn trương thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước... cho các doanh nghiệp, tổ chức, người dân bị ảnh hưởng, thiệt hại…

Thực hiện các giải pháp chính sách tiền tệ như: cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay… cho các khách hàng bị thiệt hại; bổ sung nguồn lực thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội; tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh saubão lũ. Tập trung khôi phục ngay năng lực sản xuất nông nghiệp.

Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính để sớm sửa chữa, xây dựng lại công trình, nhà xưởng bị ảnh hưởng bởi hậu quả thiên tai phục vụ kịp thời phục hồi sản xuất kinh doanh; áp dụng quy trình, thủ tục đầu tư khẩn cấp đối với các công trình, dự án phòng, chống bão lũ.

Từ nay đến cuối năm 2024 và trong năm 2025, các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục tập trung theo dõi sát, nắm chắc tình hình thị trường, giá cả; bảo đảm cung ứng đầy đủ nguồn hàng, ổn định giá các mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu cho đời sống và sản xuất kinh doanh...

Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tăng cường tiếp cận tín dụng và tiết giảm chi phí, tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế. Thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các chính sách giãn, hoãn, giảm thuế, phí, lệ phí…

Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (như phát triển đô thị, kinh tế vùng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…); trong đó đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế số và chuyển đổi xanh.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân để thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc gắn với chuyển giao công nghệ.

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, tạo chuyển biến về chất trong thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng.

5. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Thời gian tới, tình hình thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, cực đoan, khó lường với tần suất và cường độ ngày càng lớn, tác động, ảnh hưởng ngày càng nặng nề. Trong bối cảnh đó, công tác phòng chống bão lũ nói riêng và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai nói chung cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Bảo đảm tính khoa học, hợp lý và phù hợp với tình hình thực tiễn; kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại; chú trọng cả 3 giai đoạn phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, trong đó lấy chủ động phòng ngừa là chính; chuyển hướng quản lý, phòng ngừa rủi ro theo lưu vực, liên vùng, liên ngành.

Để đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 , các cấp, các ngành, các địa phương tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24.3.2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; luật Phòng, chống thiên tai, luật Phòng thủ dân sự, Chiến lược, Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia. Tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chương trình, kế hoạch, kịch bản phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước, từng vùng, từng địa phương, ngành, lĩnh vực.

Ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến, công nghệ hiện đại; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để sử dụng hiệu quả Quỹ phòng chống thiên tai. Khẩn trương hoàn thành Chương trình phân vùng rủi ro thiên tai, xây dựng bản đồ phân vùng sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ lớn, chi tiết đến cấp xã, thôn bản. Tập trung bố trí sắp xếp, di dời người dân vùng có nguy cơ cao gắn với tạo việc làm, sinh kế bền vững tại nơi ở mới, bảo đảm bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ...

(*): Mời xem toàn bộ bài viết trên Thanh Niên Online

Lào Cai khởi công xây dựng Khu tái định cư Làng Nủ, Kho Vàng

Chiều 21.9, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, H.Bảo Yên) cho 40 hộ dân bị mất nhà sau trận lũ ống, gây ra sạt lở đất thảm khốc xảy ra trong ngày 10.9.

Khu đất chọn xây dựng Khu tái định cư Làng Nủ cách hiện trường vụ lũ sống, sạt lở đất khoảng 2 km. Trong giai đoạn 1, dự án Khu tái định cư Làng Nủ có diện tích khoảng 10 ha. Mỗi hộ dân chuyển về đây được bố trí 1.000 m2 và tại đây sẽ xây dựng 40 ngôi nhà 2 tầng, diện tích 8 x 12 m. Mẫu nhà được thiết kế là sàn truyền thống của người Tày và có các công trình phụ trợ: bếp, nhà vệ sinh... Khu tái định cư cũng có đầy đủ hạ tầng: đường, điện, nước và các công trình phụ trợ như nhà văn hóa, trường học để đảm bảo cho người dân có nơi ở mới ổn định, lâu dài. Dự án sẽ được hoàn thành và bàn giao cho người dân trước ngày 31.12, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Trong sáng cùng ngày, UBND tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (Petrovietnam) đã khởi công xây dựng khu tái định cư Kho Vàng (xã Cốc Lầu, H.Bắc Hà. Khu tái định cư Kho Vàng rộng 2,5 ha, đảm bảo chỗ ở cho khoảng 40 hộ dân. Petrovietnam cam kết hoàn thành việc xây dựng và bàn giao nhà cho người dân trước ngày 31.12.

Phan Hậu

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
11 giờ trước - Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết,...
6 ngày trước - Sáng 15.9, tại hội nghị của Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về công tác khắc phục hậu quả sau siêu bão lịch sử, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới sự tàn phá, hậu...
12 giờ trước - "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế"
11 giờ trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo trước ngày 31/12/2024 các địa phương rà soát, tái định cư cho hộ gia đình bị mất nhà ở với điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ.
1 tuần trước - Tiếp nhận từ T.Ư 3,2 tỉ đồng tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cam kết không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong việc sử dụng khoản tiền này.
Xem tin bài khác
21 phút trước - Ông Hồ Đức Anh được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng VKSND Tối cao; ông Trần Kiến Xương giữ chức vụ trưởng Vụ Công tác phía Nam TAND Tối cao; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Nam Lê Thanh Phương làm giám đốc Kho bạc Nhà nước TP.HCM...
57 phút trước - Hà Nội- Cánh đồng lúa ven sông Bùi ở huyện Chương Mỹ vẫn đang ngập 0,6-1,2 m, người dân lội nước tới ngang bụng để vớt những đám lúa đã chắc hạt.
1 giờ trước - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Mỹ, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tương lai.
2 giờ trước - Nhiều kiến nghị và đề xuất đã được lãnh đạo các tập đoàn nêu lên tại hội nghị giữa Thường trực Chính phủ với 12 doanh nghiệp tư nhân lớn để trao đổi về vai trò của doanh nghiệp với phát triển đất nước.
2 giờ trước - Sáng 21.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao VN rời thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ khóa 79, làm việc tại Mỹ và sau đó là thăm cấp nhà nước tới Cuba...