ttth247.com

Khẩn trương xây dựng kế hoạch hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I, để thành lập thành phố trực thuộc Trung ương mới, rộng nhất Việt Nam

Khẩn trương xây dựng kế hoạch hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I, để thành lập thành phố trực thuộc Trung ương mới, rộng nhất Việt Nam- Ảnh 1.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh: Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đã khẳng định "Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh".

Đây là Đề án có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận của tầng lớp nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tạo ra sự ảnh hưởng và sức bật mới không chỉ cho thành phố Huế phát triển mà còn đóng góp thiết thực cho vùng, cho đất nước.

Sau khi nghe Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương trình bày tóm tắt nội dung Đề án; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã báo cáo thẩm định hồ sơ Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trong đó khẳng định, đến nay, trình tự, thủ tục xây dựng và nội dung Hồ sơ đề án đã bảo đảm đầy đủ theo quy định. Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng và các quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Về tên gọi: "thành phố Huế trực thuộc Trung ương" là phù hợp với lịch sử, truyền thống văn hóa của địa phương và được đại đa số cử tri đồng thuận, đạt tỉ lệ 98,67% trên tổng số cử tri của tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã bảo đảm đạt đủ các điều kiện cũng như tiêu chuẩn quy định.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có phương án và lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị của thành phố trực thuộc Trung ương sau khi được thành lập; bố trí, giải quyết số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư sau sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Đề án đã được lấy ý kiến cử tri theo quy định; kết quả lấy ý kiến cử tri đạt tỉ lệ đồng thuận cao (trên 98%) và đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Hồ sơ các Đề án đã được 100% đại biểu tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp biểu quyết tán thành.

Trên cơ sở hồ sơ Đề án của tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo thẩm định của Bộ Nội vụ, ý kiến của Thành viên Hội đồng thẩm định và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định (17/17 phiếu đồng ý), Hội đồng thẩm định thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và thống nhất với phương án sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương như Đề án đã nêu.

Sau khi thành lập, thành phố Huế sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện), 133 đơn vị hành chính cấp xã, gồm (78 xã, 48 phường và 7 thị trấn); giảm 8 đơn vị hành chính cấp xã.

Khẩn trương xây dựng kế hoạch để hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao sự nỗ lực và quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế và sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Nội vụ, các bộ, cơ quan Trung ương liên quan trong việc xây dựng, trình hồ sơ Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương.

Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khẩn trương xây dựng kế hoạch để hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc Trung ương; xây dựng lộ trình về việc sắp xếp tổ chức bộ máy, chủ động giải quyết hợp lý vấn đề nhân lực, kịp thời động viên, làm tốt công tác tuyên truyền vận động, có chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đó có số dôi dư; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của chính quyền đô thị trực thuộc Trung ương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; xây dựng phương án sắp xếp, xử lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đối với các trụ sở, tài sản công dôi dư theo đúng quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình cũng yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp thu đầy đủ ý kiến Thành viên Hội đồng thẩm định, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Tờ trình và Đề án của Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV vào tháng 10 tới.

Theo Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký, Thành phố Huế (sau khi trực thuộc Trung ương) có diện tích tự nhiên: 4.947,10 km2, quy mô dân số là 1.380.000 người; có 09 đơn vị hành chính, gồm: 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện; có 131 ĐVHC cấp xã (73 xã, 51 phường và 07 thị trấn (giảm 22 xã và tăng 12 phường).

Với diện tích này, thành phố tương lai này sẽ rộng hơn cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương hiện tại.

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích tự nhiên của 05 thành phố trực thuộc Trung ương lần lượt là Hà Nội 3.359,82 km2; Hải Phòng 1.526,52 km2; Đà Nẵng 1.284,73 km2; TP.Hồ Chí Minh 2.095,39 km2; Cần Thơ 1.440,40 km2.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh: Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đã khẳng định "Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh".

Đây là Đề án có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận của tầng lớp nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tạo ra sự ảnh hưởng và sức bật mới không chỉ cho thành phố Huế phát triển mà còn đóng góp thiết thực cho vùng, cho đất nước.

Sau khi nghe Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương trình bày tóm tắt nội dung Đề án; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã báo cáo thẩm định hồ sơ Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trong đó khẳng định, đến nay, trình tự, thủ tục xây dựng và nội dung Hồ sơ đề án đã bảo đảm đầy đủ theo quy định. Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng và các quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Về tên gọi: "thành phố Huế trực thuộc Trung ương" là phù hợp với lịch sử, truyền thống văn hóa của địa phương và được đại đa số cử tri đồng thuận, đạt tỉ lệ 98,67% trên tổng số cử tri của tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã bảo đảm đạt đủ các điều kiện cũng như tiêu chuẩn quy định.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có phương án và lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị của thành phố trực thuộc Trung ương sau khi được thành lập; bố trí, giải quyết số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư sau sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Đề án đã được lấy ý kiến cử tri theo quy định; kết quả lấy ý kiến cử tri đạt tỉ lệ đồng thuận cao (trên 98%) và đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Hồ sơ các Đề án đã được 100% đại biểu tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp biểu quyết tán thành.

Trên cơ sở hồ sơ Đề án của tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo thẩm định của Bộ Nội vụ, ý kiến của Thành viên Hội đồng thẩm định và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định (17/17 phiếu đồng ý), Hội đồng thẩm định thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và thống nhất với phương án sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương như Đề án đã nêu.

Sau khi thành lập, thành phố Huế sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện), 133 đơn vị hành chính cấp xã, gồm (78 xã, 48 phường và 7 thị trấn); giảm 8 đơn vị hành chính cấp xã.

Khẩn trương xây dựng kế hoạch để hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao sự nỗ lực và quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế và sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Nội vụ, các bộ, cơ quan Trung ương liên quan trong việc xây dựng, trình hồ sơ Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương.

Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khẩn trương xây dựng kế hoạch để hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc Trung ương; xây dựng lộ trình về việc sắp xếp tổ chức bộ máy, chủ động giải quyết hợp lý vấn đề nhân lực, kịp thời động viên, làm tốt công tác tuyên truyền vận động, có chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đó có số dôi dư; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của chính quyền đô thị trực thuộc Trung ương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; xây dựng phương án sắp xếp, xử lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đối với các trụ sở, tài sản công dôi dư theo đúng quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình cũng yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp thu đầy đủ ý kiến Thành viên Hội đồng thẩm định, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Tờ trình và Đề án của Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV vào tháng 10 tới.

Theo Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký, Thành phố Huế (sau khi trực thuộc Trung ương) có diện tích tự nhiên: 4.947,10 km2, quy mô dân số là 1.380.000 người; có 09 đơn vị hành chính, gồm: 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện; có 131 ĐVHC cấp xã (73 xã, 51 phường và 07 thị trấn (giảm 22 xã và tăng 12 phường).

Với diện tích này, thành phố tương lai này sẽ rộng hơn cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương hiện tại.

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích tự nhiên của 05 thành phố trực thuộc Trung ương lần lượt là Hà Nội 3.359,82 km2; Hải Phòng 1.526,52 km2; Đà Nẵng 1.284,73 km2; TP.Hồ Chí Minh 2.095,39 km2; Cần Thơ 1.440,40 km2.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sau khi thành lập, thành phố thuộc trung ương này có 9 đơn vị hành chính cấp huyện.
1 tuần trước - Triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ cho vay mua, xây dựng nhà ở; nhiều phương án vốn dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; ‘hiện tượng lạ’ trên thị trường vàng; cử tri kêu khổ vì dự án treo 27 năm liên quan đến bà Trương Mỹ Lan... là...
3 tuần trước - Chiều 17/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo.
3 tuần trước - Đến năm 2030, Bắc Ninh trở thành TP trực thuộc TƯ; là trung tâm kinh tế, văn hóa năng động của phía Bắc, cực phát triển của Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô.
2 tuần trước - Theo đó, tại thời điểm kiểm tra, phần xây dựng theo thiết kế của dự án đã hoàn thành 99%. Chủ đầu tư metro số 1 được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ một số công việc để sớm đưa dự án vào khai thác thương mại.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Tại thời điểm 30/9/2024, doanh nghiệp ghi nhận tổng tài sản đạt 2.116 tỷ đồng, tăng 23% so với thời điểm đầu năm (1/4/2024), tương ứng tăng 397 tỷ đồng.
4 giờ trước - Theo chuyên gia, yếu tố mang tính biến động là một trong rào cản khiến nhà đầu tư chưa mạnh dạn giải ngân. VN-Index nhiều lần không vượt ngưỡng 1.300 phần nào làm thu hẹp dòng tiền.
4 giờ trước - Đã có thêm công ty chứng khoán công bố báo cáo tài chính quý 3 tuy nhiên kết quả tương đối trái ngược.
5 giờ trước - Ngày 14-10, Cục Hàng không Việt Nam thông báo tăng tần suất khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất trong dịp Tết Nguyên đán 2025 để các hãng chủ động kế hoạch khai thác.
5 giờ trước - Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đã phát triển từ 9 thành viên sáng lập lên 30 thành viên. Các thành viên của PRO Việt Nam hợp tác với nhau, chia sẻ một mục tiêu chung là bảo vệ môi trường và phục vụ người tiêu dùng Việt...