ttth247.com

'Khi mua bảo hiểm tôi không mong mình bệnh để lấy tiền'

'Khi mua bảo hiểm tôi không mong mình bệnh để lấy tiền'- Ảnh 1.

Là khách hàng tham gia bảo hiểm Prudential từ năm 2008, chị Đ.T (48 tuổi, ngụ tại Dĩ An, Bình Dương) không nghĩ lại có ngày mình phải gửi hồ sơ yêu cầu bảo hiểm cho căn bệnh hiểm nghèo là ung thư phổi. Tháng 11.2023, chị T. nhận chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối, cũng như bất cứ ai, chị suy sụp khi thấy con đường phía trước của mình như hoàn toàn chặn đứng. Trách nhiệm của người làm mẹ, của một đứa con còn mẹ già, chị không biết mình sẽ bước tiếp thế nào khi chi phí điều trị quá cao.

Nhưng càng nghĩ về mẹ già, con nhỏ, chị T. càng thấy mình cần phải sống, phải là điểm tựa cho gia đình. Mang trách nhiệm của người trụ cột gia đình, chị nhận thức và tham gia bảo hiểm nhân thọ từ sớm, xem đó như phương án dự phòng cho bản thân và gia đình khi có biến cố xảy ra. Chính sự trù bị sớm đó đã giúp chị quyết đoán hơn trong quá trình điều trị căn bệnh tai ác không may đến với mình. "May mắn làm sao khi tôi vừa gặp bác sĩ tận tình, đến hồ sơ bảo hiểm cũng may mắn khi chỉ 2 ngày tôi đã nhận được kết quả chi trả từ công ty, vậy là tôi cứ đi tiếp con đường mà mình đã có, dù khi mua bảo hiểm tôi không mong mình bệnh để lấy tiền" - chị Đ.T chia sẻ.

'Khi mua bảo hiểm tôi không mong mình bệnh để lấy tiền'- Ảnh 2.

Các trường hợp mắc bệnh lý hiểm nghèo thuộc độ tuổi từ 25-50 chiếm lên đến 60% (Theo số liệu thống kê chi trả bảo hiểm của Prudential Việt Nam năm 2023)

Theo số liệu thống kê về bồi thường bảo hiểm tại Prudential Việt Nam, tính tới cuối năm 2023, khoản chi trả bảo hiểm cho bệnh hiểm nghèo, tử vong, thương tật toàn bộ và vĩnh viễn lần lượt tăng 2,1 lần về số tiền và 1,3 lần về số ca chi trả so với năm 2020. Nếu tính cả số liệu chi trả bồi thường cho chi phí khám chữa bệnh và chăm sóc y tế thì con số này tăng cao hơn trong cùng giai đoạn, gấp 2,7 lần tổng số tiền, và 2,3 lần tổng số ca bồi thường. Trong đó, số ca bồi thường cho các trường hợp mắc bệnh lý hiểm nghèo thuộc độ tuổi từ 25-50 chiếm lên đến 60%. Số liệu cũng cho thấy, có khoảng 76% trường hợp bồi thường xảy ra ngay trong 10 năm đầu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Theo đánh giá từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ 2, song số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước. Cụ thể, mỗi người Việt trung bình có tới 10 năm sống chung với bệnh. Số năm sống khỏe mạnh giảm, gánh nặng chi phí y tế cũng theo đó mà gia tăng.

Chính vì thế, theo nhiều chuyên gia thì độ tuổi từ 25 cho tới 39 chính là thời điểm "vàng" để mỗi người trang bị cho bản thân một giải pháp dự phòng tài chính cho các rủi ro hay biến cố bất ngờ. Bởi lẽ ở giai đoạn này, nguồn thu nhập bắt đầu ổn định, các điều kiện về sức khỏe đáp ứng, rủi ro về sức khỏe còn ở mức thấp.

'Khi mua bảo hiểm tôi không mong mình bệnh để lấy tiền'- Ảnh 3.

Từ 25 đến 39 tuổi được xem là "cột mốc vàng" để tham gia bảo hiểm

Theo số liệu Hiệp hội Bảo hiểm, Việt Nam hiện ghi nhận hơn 11,7 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực. Trong nửa đầu năm, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bồi thường quyền lợi 30.966 tỉ đồng cho người tham gia, tăng 35% so với cùng kỳ. Hàng năm, với con số hàng chục ngàn tỉ đồng chi trả, ngành bảo hiểm nhân thọ với vai trò "tấm lá chắn" đã giúp giảm nhẹ các thiệt hại về tài chính cho người dân trước các rủi ro không mong muốn. Cùng với đó, quy trình chi trả đơn giản, nhanh chóng và liên tục được cải tiến bởi các đơn vị bảo hiểm đã giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại sự hài lòng cho người trải nghiệm. Năm 2023, quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm tự động hóa Prudential ghi nhận 82% yêu cầu được nộp trực tuyến, tỷ lệ chấp thuận hồ sơ yêu cầu bảo hiểm ghi nhận trên 90%, có nghĩa cứ 10 hồ sơ yêu cầu bảo hiểm thì 9 trường hợp được Prudential chấp thuận chi trả.

Tham khảo các sản phẩm Bảo hiểm Bệnh hiểm nghèo của Prudential và tính phí bảo hiểm dự kiến tại đây.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Năm 2024, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thông báo tăng phí bảo hiểm sức khoẻ tới 30%. Tuy nhiên, việc bồi thường cho khách hàng mua sản phẩm này không dễ được thực hiện. Chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có giải pháp để tránh tình...
1 tuần trước - Ngày 10/9, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Công đoàn Y tế Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024-2028.
2 tuần trước - Người nghèo ở Mỹ sống nhờ vào các chế độ phúc lợi từ đồ ăn, y tế,...Nhưng cũng bởi hai chữ "miễn phí" khiến họ mắc căn bệnh béo phì và khó có thể chữa khỏi.
5 ngày trước - Làn sóng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm tại Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đổ vốn lớn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, tăng trải nghiệm, giảm rủi ro.
1 tháng trước - Giá xăng dầu chỉ tăng nhẹ, giá điện chưa được điều chỉnh tăng, thế nhưng cùng với chi phí y tế, đây lại là những nhân tố khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng mạnh.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.
3 giờ trước - Hoạt động gia tăng quy mô siêu thị thuộc Thế giới Di động (MWG) được đẩy mạnh sau những tín hiệu khởi sắc về doanh thu và cả lợi nhuận.