ttth247.com

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?

Mẹ tôi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nhiều năm, đau lưng lan xuống mông và chân, uống thuốc không giảm, nên mổ như thế nào? (Hiếu Hiền, Tiền Giang)

Trả lời:

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một hoặc nhiều đĩa đệm (phần nằm giữa hai đốt sống, bao gồm lớp bao xơ bên ngoài và lớp nhân nhầy bên trong) bị hư hỏng, trượt ra khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến chèn ép tủy sống hoặc các dây thần kinh trong ống sống. Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm như thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống (tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt), làm việc hoặc vận động sai tư thế, thừa cân, béo phì, di truyền...

Người bệnh thoát vị đĩa đệm như mẹ bạn thường bị đau lưng và lan xuống mông, chân. Lâu ngày người bệnh có thể bị tê bì, nóng, ngứa, bỏng rát tại một số vùng trên cơ thể, yếu cơ, khó cử động cổ, tay, chân. Nguy cơ biến chứng như đại, tiểu tiện không tự chủ, rối loạn chức năng tình dục, teo cơ chân, mất hoàn toàn khả năng đi đứng, vận động có thể xảy ra.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nhẹ có thể được điều trị bảo tồn bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc), nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu, massage, đeo đai cột sống. Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp ít xâm lấn như tiêm tê, sóng cao tần. Trường hợp thoát vị chèn ép tủy sống hay dây thần kinh, người bệnh có thể được chỉ định mổ loại bỏ khối thoát vị để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm lâu năm, đã điều trị nội khoa nhưng không cải thiện như mẹ bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thần kinh cột sống hoặc cơ xương khớp để bác sĩ khám chuyên sâu và tư vấn biện pháp điều trị hiệu quả.

Dựa trên kết quả khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bạn chụp MRI cột sống và đo điện cơ để đánh giá mức độ tổn thương của đĩa đệm, các dây thần kinh, đốt sống liên quan. Bác sĩ có chỉ định mổ hay không hoặc mổ bằng phương pháp nào phù hợp, tùy tình trạng bệnh của mẹ bạn.

Hiện, có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm. Các phương pháp mổ hở truyền thống thường phải rạch da nhiều (khoảng 10 cm trở lên), vết mổ lớn, mức độ xâm lấn cao, dễ tổn thương khối cơ và mô mềm xung quanh. Hậu phẫu, người bệnh đau nhiều, thời gian hồi phục chậm, hiệu quả điều trị, xử lý các khối đĩa đệm thoát vị giới hạn.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ứng dụng thành công kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng UBE (Unilateral biportal endoscopy) với vết rạch da khoảng 0,4-1,5 cm, ngắn hơn rất nhiều so với mổ hở truyền thống. Phương pháp này góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và bệnh lý thần kinh - cột sống như thoái hóa cột sống, gai cột sống chèn ép dây thần kinh...

Êkíp phẫu thuật cho người bệnh thoát vị đĩa đệm bằng kỹ thuật nội soi UBE. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Êkíp phẫu thuật cho người bệnh thoát vị đĩa đệm bằng kỹ thuật nội soi UBE. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Khi mổ nội soi UBE, bác sĩ đưa thiết bị chuyên dụng tiếp cận cột sống thông qua hai điểm rạch da siêu nhỏ, màn hình nội soi hiển thị phóng đại vị trí tổn thương lên gấp nhiều lần. Hình ảnh sắc nét hỗ trợ bác sĩ tiếp cận và loại bỏ chính xác khối thoát vị hoặc tổn thương, giải phóng tủy sống, dây thần kinh đang bị chèn ép.

Ưu điểm của kỹ thuật này là mức độ xâm lấn tối thiểu, không cắt cơ, giảm tối đa tổn thương cơ và mô mềm xung quanh, ít ảnh hưởng tới cấu trúc xung quanh, bảo toàn được sự vững chắc của cột sống, hệ thống thần kinh. Người bệnh hết đau, hồi phục nhanh, đi lại bình thường, thời gian nằm viện ngắn, giảm chi phí điều trị.

BS.CKI Lê Xuân Sang
Chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh
Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để được bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Hà Nội- Cuộc sống chật vật với đồng lương ít ỏi, Khoa, 34 tuổi, chấp nhận sống một mình, không dám kết hôn vì sợ gánh thêm áp lực.
1 tháng trước - Trong Đông y có phương pháp 'Dĩ tạng bổ tạng', là dùng tạng phủ động vật để bổ sung, chữa trị cho tạng phủ của con người. Đây cũng là cách chữa theo nguyên lý 'đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu', dùng tim heo để chữa trị bệnh tim ở...
1 tháng trước - Phụ huynh chuẩn bị đồ dùng cần thiết, mang theo thuốc dự phòng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, chú ý dinh dưỡng để trẻ có chuyến du lịch an toàn.
3 tuần trước - Nam bệnh nhân 43 tuổi từng chịu đựng tình trạng hạn chế vận động 11 năm do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã đi lại bình thường sau phẫu thuật.
2 tuần trước - Tư thế gù lưng có thể tăng áp lực lên cột sống cổ, còn tư thế võng lưng làm lệch trục của cột sống, dẫn tới đau cổ, đau lưng.
Xem tin bài khác
7 phút trước - Sau hơn 1 tháng được các bác sĩ tại Bệnh viện T.Ư Huế điều trị, bệnh nhi bị viêm tụy hoại tử chảy máu ổ bụng nguy kịch đã khỏe mạnh và xuất viện trong niềm vui vỡ òa của gia đình.
22 phút trước - Rau bina, bí đao, súp lơ, cà rốt, mướp đắng, dưa chuột là những loại rau củ giúp giảm mỡ bụng nhanh chóng.
34 phút trước - Cho trẻ ăn giặm quá sớm, không cho trẻ tập nhai, chỉ cho ăn nước mà không ăn rau, cho trẻ xem phim, điện thoại khi ăn và ép buộc trẻ ăn… là sai lầm thường gặp của nhiều gia đình khi chăm sóc trẻ nhỏ.
34 phút trước - Một bé trai 15 tuổi bị viêm tụy cấp hoại tử chảy máu ổ bụng hiếm gặp đến hôn mê, nguy kịch vừa được các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống.
34 phút trước - Bệnh nhân đau bụng dữ dội được nhập viện cấp cứu với chẩn đoán viêm ruột, nhưng một ngày sau phát hiện vỡ ruột thừa, phải mổ cấp cứu.