ttth247.com

Không chịu 'ngồi yên', Nga cũng áp lệnh trừng phạt với phương Tây: Doanh nghiệp nước ngoài phải chịu mức chiết khấu 60% khi thanh lý tài sản, lỗ hàng trăm tỷ USD cũng bất lực

Không chịu 'ngồi yên', Nga cũng áp lệnh trừng phạt với phương Tây: Doanh nghiệp nước ngoài phải chịu mức chiết khấu 60% khi thanh lý tài sản, lỗ hàng trăm tỷ USD cũng bất lực- Ảnh 1.

Nguồn tin thân cận cho biết, các doanh nghiệp muốn rời khỏi Nga hiện sẽ phải chấp nhận mức chiết khấu 60% với giá trị bán ra, trước đó là 50%. “Thuế rời đi” (exit tax) đối với các thương vụ giao dịch cũng sẽ tăng gấp đôi từ 15% lên 35%.

Động thái này của Điện Kremlin sẽ khiến các doanh nghiệp nhận về mức doanh thu rất thấp đối với toàn bộ các giao dịch bán lại hoạt động kinh doanh. Các công ty như Raiffeisen Bank International AG của Úc sẽ gặp khó khăn trong quá trình rời khỏi Nga. Ngoài ra, các giao dịch có trị giá hơn 50 tỷ rúp (514 triệu USD) cũng sẽ cần sự chấp thuận từ Tổng thống Vladimir Putin.

Nguồn tin tiết lộ, các điều khoản đã được thay đổi nhằm khuyến khích nhiều doanh nghiệp hơn ở lại Nga, trong khi ngân sách nhà nước sẽ hưởng lợi nhiều hơn nếu có doanh nghiệp nào rời nước này.

Đối với các ngân hàng của châu Âu, ECB đã gây sức ép để các nhà băng đẩy nhanh quá trình rút khỏi Nga. Song, tổng số nhân sự của 5 ngân hàng EU có hoạt động nhiều nhất tại Nga chỉ giảm 3% kể từ khi mâu thuẫn Nga - Ukraine xảy ra. Lợi nhuận của họ thậm chí còn tăng gấp 3 lần nhờ lãi suất ở Nga ở mức rất cao.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến phạm vi kinh doanh của các công ty tại Nga bị hạn chế rất nhiều, cùng với đó là quy định tại địa phương và thuế trừng phạt đối với doanh số bán hàng. Do đó, các ngân hàng khó có thể rút tiền ra khỏi quốc gia này.

Theo một phân tích của Reuters được công bố vào tháng 3, các công ty nước ngoài rời khỏi Nga kể từ khi mâu thuẫn với Ukraine nổ ra đã phải chịu khoản lỗ hơn 100 tỷ USD. Phân tích cho biết, tài sản của một số công ty hàng đầu, như Shell và HSBC, đã được bán với mức chiết khấu lên tới 90%.

Theo danh sách do Trường Quản lý Yale theo dõi, hơn 1.000 công ty quốc tế cho biết họ đang rút khỏi Nga theo từng mốc quy mô. Tuy nhiên, hơn 1.700 công ty nước ngoài vẫn tiếp tục hoạt động tại quốc gia này, theo dữ liệu do dự án Leave Russia tổng hợp.

Nga đã tạo áp lực cho các công ty quốc tế trong việc rời khỏi nước này và ngân sách thu về khá nhiều từ việc các doanh nghiệp bán tài sản. Điện Kremlin đã thành lập một uỷ ban chính phủ đặc biệt để phê duyệt các giao dịch như vậy và yêu cầu các doanh nghiệp thanh lý tài sản với giá chiết khấu, cùng “thuế rời đi”.

Chính phủ Nga cũng nắm quyền kiểm soát một số tài sản của phương Tây khi các doanh nghiệp đóng cửa tại đây, bao gồm các tài sản của nhà sản xuất sữa chua Danone SA, công ty cuối cùng đã đàm phán thành công việc rời khỏi Nga, và hãng sản xuất bia Đan Mạch Carlsberg.

Tuy nhiên, nhiều công ty quốc tế từ Volkswagen đến Unilever vẫn đang nỗ lực để rút bớt tài sản dù đối diện với các điều khoản bất lợi cho họ. Các doanh nghiệp lớn khác vẫn đang ở lại Nga bao gồm UniCredit SpA của Ý và PepsiCo Inc. của Mỹ.

Tổng hợp

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Cuộc tranh luận đầu tiên và có thể là duy nhất giữa ông Trump và bà Harris được đánh giá là cuộc đối đầu mang tính quyết định tới đường đua Tổng thống Mỹ 2024.
1 tháng trước - Ngay cả Giám đốc Sản xuất dự án phim "Thần Trà" cũng giật mình khi các "cá mập" chốt ngay lập tức sau lời đề nghị 4,5 tỷ cho 70% cổ phần. Cả 5 Shark đều tham gia thương vụ, đề nghị cô đưa ngay QR Code để chuyển khoản tại chỗ. Thậm chí...
1 tháng trước - Người dân nơi đây phải từ bỏ rất nhiều thứ, để đổi lấy một tương lai không rõ sẽ ra sao.
3 tuần trước - Đây chính là người đưa tội ác “rúng động" của ông trùm làng nhạc Diddy ra ánh sáng.
1 tháng trước - Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đứng ngồi không yên trước nguy cơ thua lỗ trở lại do bị bóp chiết khấu, trong khi các doanh nghiệp đầu mối đề xuất được giảm tổng nguồn tối thiểu với lý do bị lỗ nặng vì ôm hàng nhiều mà giá xăng dầu...
Xem tin bài khác
20 phút trước - Chủ trương phát triển dự án điện hạt nhân của Việt Nam đã có từ rất lâu, tuy nhiên, đã có một thời gian bị dừng lại.
20 phút trước - Bền bỉ hơn 15 năm, dự án này là minh chứng cho thấy trồng “cỏ cây” cũng có thể cải thiện sinh kế cho rất nhiều người dân Việt Nam.
41 phút trước - Phản hồi từ hầu hết các khu vực của FED cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn ngần ngại đầu tư trước cuộc bầu cử Mỹ.
41 phút trước - “Mỗi ngày hãy cố gắng thông minh hơn một chút kể từ lúc bạn thức dậy”. Duy nhất 25.10, Happy Live mang đến ưu đãi MUA 1 ĐƯỢC 2, giúp bạn sở hữu hai cuốn sách chỉ với một khoản đầu tư. Không chỉ nhân đôi số lượng, mà còn nhân đôi giá trị,...
41 phút trước - Sáng ngày 22/10, tại Cà Mau, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã tổ chức thành công hội thảo tổng kết mô hình trải nghiệm NPK Cà Mau kết hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Cà Mau.