ttth247.com

Không phải gạo, loại 'hạt vàng' này của Việt Nam được gần 1/2 thế giới chốt đơn: Mỹ, Trung Quốc mạnh tay săn lùng, giá lên đỉnh từ đầu năm

Việt Nam hiện giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này.

Không phải gạo, loại 'hạt vàng' này của Việt Nam được gần 1/2 thế giới chốt đơn: Mỹ, Trung Quốc mạnh tay săn lùng, giá lên đỉnh từ đầu năm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong năm 2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang các thị trường truyền thống và tiềm năng đều tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu 64.560 tấn hạt điều, tương đương 408,44 triệu USD, tăng 6,2% về lượng, tăng 21,9% kim ngạch so với tháng 8/2023.

Tính chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về khối lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm 0,9% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023.

Giá bình quân xuất khẩu hạt điều tháng 8 của Việt Nam đạt mức 6.326 USD/tấn, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 14,8% so với tháng 8/2023, cao kỷ lục.

Không phải gạo, loại 'hạt vàng' này của Việt Nam được gần 1/2 thế giới chốt đơn: Mỹ, Trung Quốc mạnh tay săn lùng, giá lên đỉnh từ đầu năm- Ảnh 2.

Hạt điều xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ chiếm gần 28% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 134.109 tấn, tương đương gần 763 triệu USD, giá xuất khẩu sang thị trường này đạt trung bình 5.687 USD/tấn.

Riêng tháng 8/2024 xuất khẩu sang Mỹ 20.099 tấn hạt điều, tương đương 128 triệu USD, so với tháng 8/2023 thì tăng 35,7% về lượng, tăng 60,6% về kim ngạch.

Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc đạt 82.863 tấn hạt điều, thu về 464 triệu USD, tăng 43,5% về lượng và tăng 28,9% về kim ngạch so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc cho thấy nhu cầu hạt điều đang tăng trở lại sau khi nước này dỡ bỏ chính sách Zero Covid. Bên cạnh đó, có các chương trình khuyến mãi tiêu thụ nhân điều tại Trung Quốc. Vì vậy, tiêu thụ hạt điều tại thị trường này khá tốt.

Xuất sang thị trường Hà Lan đứng thứ 3, đạt 44.839 tấn, tương đương 261 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và tăng 14,9% về kim ngạch. Do châu Âu có sản lượng điều rất thấp nên phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau. Hà Lan đóng vai trò quan trọng như một trung tâm thương mại ở châu Âu, vì hầu hết hạt điều nhập khẩu được tái xuất sang các nước châu Âu khác.

Không phải gạo, loại 'hạt vàng' này của Việt Nam được gần 1/2 thế giới chốt đơn: Mỹ, Trung Quốc mạnh tay săn lùng, giá lên đỉnh từ đầu năm- Ảnh 3.

Hiệp hội Điều Việt Nam nhận định, xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng của quý IV/2024 nhờ nhu cầu thế giới tăng. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ có dấu hiệu phục hồi, tồn kho giảm mạnh sẽ kéo theo nhập khẩu tăng.

Việt Nam hiện giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt điều. Ngành điều Việt Nam có khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất và chế biến với công suất đạt 4 triệu tấn điều thô/năm. Sản phẩm hạt điều nhân của Việt Nam hiện đã có mặt ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Dù xuất khẩu thu về gần 2,8 tỷ USD, nhưng ngành điều đã chi tới 2,4 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu điều thô để chế biến. Như vậy xuất và nhập đang tiến sát với nhau, ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ nhập siêu rất cao.

Ngoài ra, giá điều nội địa khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu, thu nhập không đảm bảo nên nhiều nông dân ngậm ngùi chặt bỏ điều để chuyển sang cây trồng khác để cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân giá hạt điều tăng lên mức kỷ lục như hiện nay. Giá hạt điều thô nhập khẩu cũng tăng đột biến do nguồn cung giảm vì khô hạn, năng suất giảm mạnh.

Thực trạng trên khiến diện tích cây trồng này ở nước ta giảm dần đều qua từng năm. Cụ thể, từ 440.000 ha năm 2007, đến năm 2022 tổng diện tích điều cả nước giảm còn 305.000 ha. Năm 2023, diện tích điều giảm còn 300.000 ha, sản lượng đạt 347.600 tấn.

Hội đồng Hạt và Quả khô quốc tế (INC) dự báo, nguồn cung hạt điều toàn cầu sụt giảm khoảng 7% so với năm ngoái do chịu ảnh hưởng của thời tiết. Tuy nhiên, khả năng mức sụt giảm trên có thể lớn hơn nhiều. Do đó, việc thiếu hụt nguyên liệu dự báo sẽ kéo dài.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Tăng mua nhiều loại nông sản Việt nhưng Trung Quốc lại giảm mạnh nhập khẩu gạo và hạt tiêu từ Việt Nam trong những tháng đầu năm nay. Vậy, vì sao Trung Quốc lại giảm nhập các mặt hàng này của nước ta?
1 tháng trước - Không chỉ phục hồi mà các mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn “bùng nổ”, trong đó nhóm gỗ và sản phẩm gỗ còn thu thêm cả tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
1 tháng trước - Nhiều người bất ngờ khi thấy những miếng thịt lợn rừng tươi rói, đỏ au có giá 'siêu rẻ'. Giá bình quân thịt lợn nhập khẩu cũng rất thấp, chỉ 52.000-55.000 đồng/kg, rẻ hơn cả giá thịt lợn hơi sản xuất nội địa.
1 tuần trước - Là cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới, từng là hình mẫu để VN học hỏi về nông nghiệp nhưng hiện nay Thái Lan đang có nhu cầu rất lớn nhập khẩu các loại rau củ tươi và trái cây Việt.
1 tháng trước - Từ tháng 2.2025, EU dự kiến bổ sung 2 hoạt chất mới vào diện kiểm soát dư lượng tối đa và điều chỉnh 2 hoạt chất khác theo hướng ngặt nghèo hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến hoạt động xuất khẩu nông sản của VN vào EU và các doanh...
Xem tin bài khác
7 phút trước - Mới đây, kênh TikTok chính thức của Đảng Dân chủ đã công khai sử dụng bài hát New Woman của Lisa (BLACKPINK) làm nhạc nền cho video tranh cử của bà...
16 phút trước - Ngày 17/9, Tập đoàn Sun Group và BrauKon & Camba - Thương hiệu danh tiếng của Đức trong lĩnh vực sản xuất bia - đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, phát triển dòng sản phẩm bia thủ công cao cấp Sun KraftBeer, đồng thời mở rộng mô...
52 phút trước - Kiểm Toán Nhà nước vừa tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác cán bộ. Theo đó, 21 lãnh đạo cấp vụ của cơ quan này được điều động, bổ nhiệm chức danh mới.
1 giờ trước - Đây là nhận định của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên tổng thống đảng Cộng hoà, xung quanh động thái của Fed.
1 giờ trước - Một người Nhật 59 tuổi cho biết ông chưa từng nghe đến chuyện tàu Shinkansen gặp sự cố tách rời toa trong đời.