ttth247.com

Kỳ vọng cao 'lương nhà giáo cao nhất'

Cùng với việc tăng lương, Bộ Chính trị cũng yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành giáo dục.

Chia sẻ với Báo Thanh Niên, nhiều ý kiến, dù là của người ngoài ngành, cũng đồng tình rất cao và kỳ vọng với yêu cầu mạnh mẽ từ Bộ Chính trị, chủ trương này sẽ được các cơ quan chức năng thực thi với quyết tâm cao nhất.

Dù vậy, rất nhiều mong mỏi cũng được nêu ra cùng với chủ trương lương cao nhất, trách nhiệm và tâm huyết của nhà giáo cũng được đề cao để nghề dạy học thực sự xứng với nghề cao quý. Đó còn là mong mỏi khi đồng lương đủ sống, giáo viên sẽ không còn phải tìm cách ép học sinh của mình học thêm tràn lan, làm thêm các việc khác để trang trải cuộc sống... mà sẽ dành thời gian và công sức để trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.

Một nhà giáo từng gắn bó hàng chục năm với nghề, chia sẻ bà cảm nhận lần này nhà giáo sẽ không còn "mừng hụt" về "lương nhà giáo cao nhất" như những lần chỉ dựa vào lời hứa của các bộ trưởng nữa. Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất, đặt ra yêu cầu ấy nghĩa là đã có tính toán, cân đối về nguồn lực để thực hiện. "Khi nhận đồng lương cao nhất so với ngành nghề khác, lòng tự trọng vốn rất cao trong mỗi nhà giáo sẽ thôi thúc chúng tôi phải cống hiến nhiều hơn", nhà giáo này chia sẻ.

"Lương nhà giáo cao nhất" cũng đang được đưa vào dự thảo luật Nhà giáo. Khi trao đổi với Thanh Niên về tính khả thi của điều luật này, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT), dù cho rằng Bộ GD-ĐT không thể trả lời chính xác về vấn đề này vì Bộ không nắm về ngân sách nhà nước, nhưng bày tỏ: "Chúng tôi tin rằng Đảng đã có Nghị quyết 29, Quốc hội có Nghị quyết 27 về tiền lương đều chủ trương lương nhà giáo cao nhất thì đã có tính toán dựa trên cơ sở báo cáo của cơ quan chức năng. Do vậy, chúng ta có thể hy vọng việc này sẽ thực hiện được…".

Đại diện Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, để thuyết phục được với xã hội về "lương nhà giáo cao nhất", thì chắc chắn yêu cầu đặt ra với nhà giáo trong dự luật cũng phải tương xứng với nghề cao quý, không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn là đạo đức, lối sống. Nghề cao quý không thể chấp nhận những nhà giáo có hành vi chưa chuẩn mực. Muốn như vậy, cần khắt khe từ khâu tuyển sinh, đào tạo đến khâu tuyển dụng, sử dụng và chế độ đãi ngộ với nhà giáo.

Các chuyên gia giáo dục dịp này cũng tái khẳng định, nhà giáo là nhân tố quyết định sự thành bại trong sự nghiệp giáo dục của mỗi quốc gia. Bên cạnh các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì các quy định pháp luật về vị trí pháp lý của nhà giáo là vô cùng cần thiết và cấp thiết.

Các nội dung về quyền và nghĩa vụ nhà giáo, cơ chế đảm bảo thực thi các quyền và nghĩa vụ đó phải được rõ ràng, cụ thể trong văn bản pháp luật. Qua đó tạo tiền đề cho mỗi nhà giáo tiếp nhận và tự bảo vệ quyền, cũng như tuân thủ các nghĩa vụ luật định, góp phần hoàn thành sứ mệnh của sự nghiệp GD-ĐT.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Hôm nay (5-9), hơn 23 triệu học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới 2024-2025. Đây là năm học được ngành GD&ĐT xác định chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.
1 tháng trước - Mỗi năm, TP.HCM cần tuyển thêm trung bình gần 5.000 giáo viên cho các bậc học, nhưng số giáo viên trúng tuyển chỉ đạt khoảng 50% so với nhu cầu. Sở GD-ĐT đã đưa ra các giải pháp để giải quyết tình trạng này.
2 tuần trước - Giáo viên hay các tổ chức cung cấp lớp học ngoài giờ phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, chương trình giảng dạy cần được báo cáo và chấp thuận, cơ sở hạ tầng, thời gian học và học phí được giới hạn và giám sát là một số quy định...
1 tháng trước - Hơn 70 đại học công bố điểm chuẩn, từ 15 đến 29,1/30, cao nhất là các ngành Quan hệ công chúng, Sư phạm lịch sử, Khoa học máy tính...
1 tháng trước - Chính sách học miễn phí trong trường tư của Jakarta có thể được coi là một giải pháp để các nước tham khảo trong nỗ lực hướng tới việc đảm bảo quyền được học tập của mọi công dân bất kể giàu nghèo.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.
4 giờ trước - Em thấy không hợp với Luật nên đang tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mong mọi người cho lời khuyên.
5 giờ trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
7 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
8 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.