ttth247.com

Lạm dụng kháng sinh gây hại đường ruột thế nào

Tự uống thuốc kháng sinh không kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm gan cấp, viêm đại tràng.

Bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh cho người bệnh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết nhiều người bị sốt, ho, đau họng chưa rõ nguyên nhân thường tự mua thuốc kháng sinh uống. Trong khi họ có thể nhiễm virus chứ không phải do vi khuẩn, mà kháng sinh không có tác dụng điều trị virus. Tình trạng này có thể làm thay đổi vi khuẩn, khiến chúng khó tiêu diệt, gọi là kháng kháng sinh. Lúc này, bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, gây hại hệ tiêu hóa, nhất là đường ruột.

Rối loạn tiêu hóa

Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài làm giảm hấp thu ở ruột, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng sau một thời gian uống kháng sinh là tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, chướng bụng...

Bác sĩ Khanh giải thích ruột có cả vi khuẩn có lợi và có hại. Để cân bằng hệ tiêu hóa, vi khuẩn có lợi thường chiếm 85%, vi khuẩn có hại khoảng 15%. Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài đã tiêu diệt cả lợi và hại khuẩn. Đường ruột mất cân bằng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

Vi khuẩn có lợi trong ruột giúp phân hủy thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi dùng thuốc kháng sinh, những vi khuẩn có lợi giảm, dẫn đến cơ thể thiếu vitamin, khoáng chất và vi chất dinh dưỡng để duy trì cảm giác khỏe mạnh. Người bệnh cần vài tuần đến vài tháng để phục hồi sức khỏe đường ruột sau khi dùng kháng sinh, thường là khoảng hai tháng.

Người bệnh khi sử dụng kháng sinh cần có chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ. Trường hợp có triệu chứng đường tiêu hóa bất thường cần trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh phù hợp.

Viêm đại tràng

Cơ thể duy trì vi khuẩn trong trực tràng ở trạng thái cân bằng tự nhiên. Thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác có thể phá vỡ sự cân bằng này. Viêm đại tràng giả mạc xảy ra khi một số loại vi khuẩn, thường là C.difficile phát triển mạnh hơn các loại vi khuẩn khác. Các độc tố do vi khuẩn này sinh ra làm tăng tổn thương ruột già.

"Một số nhóm kháng sinh thường gây viêm đại tràng giả mạc bao gồm nhóm fluoroquinolone, nhóm penicillin, nhóm clindamycin, nhóm cephalosporin...", bác sĩ Khanh nói. Bên cạnh đó, thuốc hóa trị được sử dụng trong điều trị ung thư có thể phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn trong đại tràng.

Viêm gan cấp

Thuốc kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào đưa vào cơ thể đều được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận. Gan là cơ quan tiếp nhận và phản ứng với thuốc. Nếu sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng, kéo dài, dẫn tới tích tụ độc tố ở gan, gây ngộ độc, viêm gan cấp. Người bệnh thường mệt mỏi, uể oải sau khi sử dụng thuốc.

Người mắc sẵn các bệnh lý gan, thận, uống nhiều rượu bia, người cao tuổi... dễ tổn thương gan hơn khi dùng kháng sinh. Người bệnh cần sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn. Rửa tay thường xuyên, tiêm vaccine đầy đủ góp phần ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm chỉ định dùng kháng sinh.

Tiến sĩ Khanh khuyên người bệnh nên ăn uống lành mạnh như tăng cường thực phẩm giàu lợi khuẩn, trái cây và rau quả, tránh thực phẩm chế biến sẵn... để sớm phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa sau khi dùng thuốc kháng sinh. Nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thường xuyên giúp giảm viêm, tăng vi khuẩn có lợi, cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Lục Bảo

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Bổ sung lợi khuẩn, vệ sinh đồ chơi và các vật dụng cần thiết, không tự ý dùng kháng sinh giúp bảo vệ sức khỏe tiêu hóa cho trẻ.
21 giờ trước - Các chuyên gia cho biết không phải ai cũng cần bổ sung vitamin, sử dụng một cách bừa bãi có thể gây ra tình trạng men gan cao, suy gan.
3 ngày trước - Sữa chua là một thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Khi cơ thể bị bệnh phải dùng kháng sinh, sữa chua sẽ hỗ trợ cho ‘bụng dạ’ yên ổn hơn. Thế nhưng dùng sữa chua vào thời điểm nào thì không phải ai cũng biết một cách chính xác.
1 tháng trước - Nước lá vối tốt cho sức khỏe, lợi tiêu hóa, phòng chữa nhiều bệnh, có thể uống hằng ngày nhưng chỉ nên dùng một ấm như ấm trà/ngày để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng bài tiết của thận, hệ tiêu hóa...
1 tháng trước - Bạn nên ăn rau củ quả và các món mặn trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Thói quen để qua đêm, cấp đông thức ăn trong tủ lạnh lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem tin bài khác
18 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
18 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
27 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
54 phút trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
54 phút trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.