ttth247.com

Làm sao biết con bị hóc dị vật nguy hiểm?

Mới đây, một bệnh viện nhi đã cấp cứu và điều trị cho một bé bị hóc kim băng. Trước khi nhập viện nhiều ngày, bé bị sốt, uống thuốc tại nhà nhưng không khỏi.

Mẹ bé đưa bé đến cơ sở y tế địa phương thăm khám nhưng không ghi nhận gì lạ, đến khi đưa đến bệnh viện, mẹ bé mới tá hỏa khi biết bé bị hóc kim băng.

Về chuyên môn, khi bé nuốt kim băng, còn gọi là kim tây, lúc đó kim băng chưa bung ra, hai đầu kim băng tròn, nên bé mới có thể nuốt được kim băng đưa tới đầu trên của thực quản.

Kim băng thường được làm bằng kim loại dẻo, có thể uốn cong nhẹ khi nuốt. Sự co bóp của các cơ đường tiêu hóa kết hợp với chất nhầy của dịch tiêu hóa làm cho kim băng rất dễ bung đầu nhọn. Nếu chẳng may đầu nhọn ghim vào thực quản, làm nó mắc kẹt ở đó.

Tuy nhiên, không thể khẳng định chắc chắn rằng trường hợp nào nuốt kim băng sẽ làm bung đầu nhọn ra. Một số trường hợp, kim băng có thể di chuyển qua đường tiêu hóa mà không bung, và được đào thải ra ngoài theo phân.

Nuốt kim băng khi đầu nhọn ghim vào đường tiêu hóa, sẽ xuất hiện bốn triệu chứng: nuốt vướng, khó nuốt, nuốt đau; chảy máu, ói ra máu hoặc có máu trong phân; ho khàn giọng hoặc khó thở; cổ sưng to, ấn vào rất đau.

Nếu phát hiện trễ, bé sẽ bị sốt cao do nhiễm trùng; nước bọt chảy nhiều do viêm; sưng cổ kèm nổi hạch cổ; khàn giọng hoặc mất tiếng.

Nếu không điều trị kịp thời bé có thể bị thủng thực quản, nhiễm trùng nhiễm độc, nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng.

Các triệu chứng trên có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ, vài ngày nuốt kim băng. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và vị trí của kim băng.

Một số trường hợp có thể không có triệu chứng rõ ràng, có thể vì các bé quá nhỏ.

Ở nhà, nếu phát hiện bé nuốt kim băng, phụ huynh nên giữ bình tĩnh và trấn an bé. Gọi ngay cho cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện gần nhất. Không cho bé ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Không cố gắng móc họng bé hoặc làm bé nôn.

Hóc dị vật kim loại là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp, cần đưa bé đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Không cố gắng tự lấy kim băng ra khỏi bé vì có thể gây tổn thương thêm.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Nhiều bạn đọc không khỏi lo lắng gửi những câu hỏi đến báo Tuổi Trẻ với nỗi niềm năm học mới đang đến thật gần, làm thế nào để con họ không bị lây bệnh sởi?
1 tháng trước - Thái Nguyên- Cầm chiếc que thử thai hiện hai vạch đỏ, thay vì vui mừng bởi sắp có con, chị Sương lại sợ hãi với nỗi ám ảnh hai lần mất con do dị tật bẩm sinh.
1 tháng trước - Thanh Hóa- Trải qua 27 ca mổ vá ổ bụng do bị xe tải chèn qua người, Nguyễn Anh Nhi thi đỗ Đại học Y Hà Nội, trở thành bác sĩ xét nghiệm.
1 tháng trước - Thanh Hóa- Trải qua 27 ca mổ vá ổ bụng do bị xe tải chèn qua người, Nguyễn Anh Nhi thi đỗ Đại học Y Hà Nội, tốt nghiệp chuyên ngành xét nghiệm.
1 tháng trước - Thanh Hóa- Trải qua 27 ca mổ vá ổ bụng do bị xe tải chèn qua người, Nguyễn Anh Nhi thi đỗ Đại học Y Hà Nội, tốt nghiệp chuyên ngành xét nghiệm.
Xem tin bài khác
44 phút trước - Trước khi vào viện 1 tuần, nữ bệnh nhân xuất hiện đau thắt lưng, đau lan ra đằng trước kèm theo buồn nôn, toàn thân mệt mỏi.
1 giờ trước - 'Đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, vì vậy nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm là rất quan trọng để cứu mạng người bệnh'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 giờ trước - Ung thư ruột thừa có các triệu chứng khá giống với viêm ruột thừa. Trong hầu hết trường hợp, ung thư chỉ chẩn đoán khi ruột thừa đã được cắt bỏ và mang đi kiểm tra. Cũng như các loại ung thư khác, việc phát hiện sớm ung thư ruột thừa đóng...
1 giờ trước - Hành trình giảm cân thường tập trung vào chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Thế nhưng, một yếu tố có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm cân nhưng lại ít được biết đến là nhai đúng cách.
1 giờ trước - Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, còn gọi là tiền tiểu đường, thường được khuyên nên theo chế độ ăn hạn chế calo để ngăn ngừa tình trạng chuyển biến thành bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện.