ttth247.com

Lễ Vu lan rằm tháng 7: Ý nghĩa báo hiếu cha mẹ và chuyện bông hồng cài áo

Trong truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một trong những điều quan trọng nhất. Ngày lễ Vu lan báo hiếu trong Phật giáo đã trở thành ngày lễ mang đậm nét nhân văn, ý nghĩa với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Nguồn gốc của lễ Vu lan

Chia sẻ với Thanh Niên, ni sư Như Trí (trụ trì chùa Diệu Giác, TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, không chỉ với những người theo đạo Phật mà với nhiều người dân Việt Nam, lễ Vu lan là ngày báo hiếu, cầu nguyện cho cha mẹ còn sống được mạnh khỏe, bình an. Với những người đã mất, mọi người cầu nguyện được siêu độ, an nghỉ trọn vẹn.

Lễ Vu lan rằm tháng 7: Ý nghĩa báo hiếu cha mẹ và chuyện bông hồng cài áo- Ảnh 1.

Lễ Vu lan (rằm tháng 7 âm lịch) với ý nghĩa báo hiếu tổ tiên, cha mẹ

CAO AN BIÊN

Nhiều sách vở đã ghi chép lại rằng, sau khi giác ngộ Đức Phật có nhiều học trò, đệ tử trong đó có những người tài giỏi, lãnh đạo của nhiều tín ngưỡng khác, trong đó có Mục Kiền Liên.

Mẹ của Mục Kiền Liên là một người bỏn xẻn, đố kị, không muốn chia cho người khác bất kì thứ gì. Thậm chí, bà chế biến những món không phải là đồ chay đem đến cho người khác. Sau đó, bà gặp quả báo, buộc phải ở dưới địa ngục. Mục Kiền Liên dùng thần thông của mình thấy mẹ bị đày đọa nên mới đem cơm xuống cho mẹ ăn dù không tới gần được. Mục Kiền Liên liền về gặp và bày tỏ mong muốn được cứu mẹ với Đức Phật.

Lễ Vu lan rằm tháng 7: Ý nghĩa báo hiếu cha mẹ và chuyện bông hồng cài áo- Ảnh 2.

Đại lễ Vu lan được nhiều người tham gia với tấm lòng hướng về đấng sinh thành

NHẬT THỊNH

Khi đó, Đức Phật mới trả lời một mình Ngài không thể nào giải cứu được nhưng nhờ oai lực của chúng tăng với những lời tu nguyện có thể giúp cho mẹ Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh đó.

Sau đó, Mục Kiền Liên chuẩn bị cơm, trái cây để cúng dường cho Đức Phật và chúng tăng đồng thời dùng thần thông đưa chén cơm xuống cho mẹ. Mẹ Mục Kiền Liên biết con sẽ mang cơm xuống nên giấu những người khác, ăn một mình, tính bỏn xẻn vẫn không từ bỏ. Tuy nhiên, khi bà cầm trên tay, chén cơm bỗng biến thành lửa, không phải thức ăn nữa. Sau khi mẹ của Mục Kiền Liên chuyển đổi tâm thức thì bà đã thức tỉnh, thành tâm hướng về tam bảo sám hối và về cõi trời.

"Đây là một câu chuyện được sách vở trong Phật giáo ghi lại với ý nghĩa nhắc nhở con người phải biết chia sẻ, biết đùm bọc, thương yêu. Vì vậy, ngày Vu lan báo hiếu, tất cả mọi người đều hướng đến cha mẹ, bày tỏ lòng thành", ni sư Như Trí bày tỏ.

Ý nghĩa của nghi thức bông hồng cài áo

Vị trụ trì bày tỏ, phận làm con luôn cố gắng hòa thuận, không được cãi lời cha mẹ. Trong cuộc sống, nếu cha mẹ có những ý kiến trái chiều, con cái phải bình tĩnh giải thích, không được chống đối đấng sinh thành.

"Truyền thống dân tộc Việt Nam luôn có câu "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Cha mẹ là đấng sinh thành nên con cái không được ngược đãi, tàn ác với họ. Ngược lại khi dạy các con, cha mẹ phải dạy những điều hay lẽ phải, làm tấm gương mẫu mực cho các con", ni sư Như Trí nói.

Cũng theo ni sư Như Trí, ngày lễ Vu lan mọi người thường thực hiện nghi thức cài bông hồng trên áo. Nghi thức này thường được tổ chức tại các ngôi chùa Việt Nam để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn tại thế với con cháu.

Nếu ai còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo với ý nghĩa hạnh phúc vì đang còn mẹ. Ai không còn mẹ sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng với ý nghĩa tưởng nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục dù mẹ đã khuất.

"Sau này nhiều người còn thực hiện cài bông hoa màu đỏ với ý nghĩa tự hào, hạnh phúc vì còn có cả cha lẫn mẹ bên cạnh. Với ý nghĩa nhân văn, lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà trở thành ngày báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam", ni sư Như Trí cho hay.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đại lễ Vu lan Báo hiếu diễn ra vào rằm tháng 7 âm lịch nhưng từ đầu tháng nhiều người đã đến các chùa ở TP.HCM đọc kinh, cầu bình an.
1 tháng trước - Từ hôm qua 16.8, nhiều người đã sửa soạn bàn thờ, bày biện mâm cúng lễ Vu lan sớm. Họ chia sẻ hình ảnh mâm cúng vừa đẹp mắt vừa dễ làm lên mạng xã hội.
1 tháng trước - Ngày chính thức của đại lễ Vu lan Báo hiếu là rằm tháng 7 âm lịch nhưng từ đầu tháng, các ngôi chùa đã thông báo kế hoạch chương trình đại lễ để phật tử, người dân biết đến tham dự các buổi lễ.
1 tháng trước - Nhân mùa Vu lan báo hiếu, đại đức THÍCH NGỘ TRÍ DŨNG dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện xoay quanh về hiếu hạnh, cách báo ơn cha mẹ ý nghĩa nhất...
1 tháng trước - Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) TP.HCM sẽ tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự với nhiều chương trình diễn ra từ ngày mùng 1 – 15.7 âm lịch (tức 4 – 18.8 dương lịch).
Xem tin bài khác
10 phút trước - Amazon vừa ra quyết định yêu cầu toàn bộ nhân viên đến văn phòng làm việc 5 ngày một tuần, trở thành công ty công nghệ lớn đầu tiên trên thế giới từ bỏ chế độ làm việc từ xa và quay lại nề nếp làm toàn thời gian tại văn phòng.
10 phút trước - Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 được ví như hành trình kiếm tìm "cảm hứng khởi nghiệp xanh", ưu tiên những ý tưởng, mô hình, giải pháp, sản phẩm khởi nghiệp thân thiện môi trường, tạo ra giá trị thiết thực cho cộng đồng.
26 phút trước - Nữ sinh khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Vinh cũng vừa giành được danh hiệu lớn tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024.
29 phút trước - Bằng tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, thanh niên Thừa Thiên-Huế đã tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước…
29 phút trước - Bắt đầu hiến máu tình nguyện từ năm 2011, đến nay anh Kiều Sĩ Nguyên (33 tuổi), thôn Yên Lạc 2, xã Cần Kiệm, H.Thạch Thất (TP.Hà Nội), đã có 57 lần hiến máu và tiểu cầu cứu người.