ttth247.com

Lên núi nuôi cá tầm, người đàn ông thu về bạc tỉ

Sau nhiều năm đến các tỉnh, thành để tìm hiểu, anh Nguyễn Bá Tấn (39 tuổi, quê ở Hà Nội) phát hiện tại huyện miền núi Tu Mơ Rông (Kon Tum) có điều kiện khí hậu phù hợp để nuôi cá tầm. Nơi đây có độ cao từ 1.000 - 2.300m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 độ C.

Lên núi nuôi cá tầm, người đàn ông thu về bạc tỉ- Ảnh 1.

Anh Nguyễn Bá Tấn tìm lên huyện miền núi Tu Mơ Rông (Kon Tum) để nuôi cá tầm

ẢNH: ĐỨC NHẬT

Nguồn nước phù hợp với cá tầm

Năm 2023, sau thời gian khảo sát, anh Tấn quyết định đến xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) đầu tư 22 bể nuôi cá tầm với quy mô trên 3.000 m2. Tận dụng nguồn nước suối Siu Puông, anh Tấn đầu tư hệ thống kênh dẫn nước từ đầu nguồn con suối vào hệ thống ao nuôi.

Trang trại nuôi cá được xây bằng xi măng kiên cố, nhà chứa, bồn để ươm cá tầm bột, hệ thống dẫn lọc và cấp thoát nước..., với tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỉ đồng. Anh Tấn đặt mua cá tầm giống từ Lâm Đồng với giá hơn 5.000 đồng/con. Do có kinh nghiệm nuôi cá tầm nhiều năm nên anh không gặp phải nhiều khó khăn trong kỹ thuật chăm sóc.

Theo anh Tấn, tại xã Đăk Na có khí hậu thuận lợi, dòng suối Siu Puông rất tinh khiết, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá tầm. Để cá không bị bệnh, người nuôi cần đảm bảo môi trường nước sạch sẽ, dòng nước chảy liên tục, đồng thời phải kiểm soát nhiệt độ trong ao luôn từ 21 - 23 độ C. Ngoài ra, cá cần được tiêm phòng các loại bệnh thường gặp.

"Cá tầm cũng thường bị ghẻ do một số loại nấm gây ra hoặc bị bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn. Khi mắc bệnh, cá có xu hướng bơi chậm, kém ăn, xuất hiện lở loét... Để phòng bệnh, cần nuôi cá với mật độ thích hợp, kích thước đồng đều. Đối với mỗi loại bệnh cần có từng loại thuốc phù hợp để chữa trị", anh Tấn nói.

Lên núi nuôi cá tầm, người đàn ông thu về bạc tỉ- Ảnh 2.

Trang trại nuôi cá tầm của anh Tấn đã giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương

ẢNH: ĐỨC NHẬT

Ở mỗi ao, anh Tuấn đều thiết kế dòng nước vào ra riêng biệt để đảm bảo lượng nước sạch nhất vào trong ao và tránh lây lan dịch bệnh. Trong mỗi ao, anh Tuấn nuôi khoảng từ 2.000 - 2.500 con cá tầm.

"Tôi đã đã đi nhiều nơi như Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đắk Lắk và nhận thấy cá tầm phát triển ở vùng núi Kon Tum tốt hơn hẳn vì rừng đầu nguồn của Kon Tum vẫn còn giữ được nhiều. Chất lượng nước ở đây tốt hơn so với các tỉnh khác nên cá tầm sẽ phát triển hơn các địa phương khác", anh Tấn nói.

Hướng đến thành lập hợp tác xã nuôi cá tầm

Mỗi lứa cá tầm được anh Tấn chăm sóc trong khoảng 10 tháng, trọng lượng đạt khoảng 2 kg/con, sẽ bắt đầu cung ứng ra thị trường. Trong năm nay, trang trại của anh Tấn đã xuất bán hơn 100 tấn cá tầm với giá 170.000 đồng/kg, anh Tấn thu về khoảng 17 tỉ đồng. Không chỉ phát triển kinh tế, trang trại của anh Tấn còn giải quyết việc làm cho 5 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ trên địa bàn.

"Trong thời gian tới, nếu được chuyển đổi thêm mục đích sử dụng đất sang đất nuôi trồng thủy sản, tôi sẽ mở rộng quy mô trang trại lên khoảng 500 tấn cá tầm mỗi năm. Hy vọng với mô hình này sẽ giúp người dân bản địa thay đổi nếp nghĩ cách làm và phát triển kinh tế tại địa phương", anh Tấn nói.

Lên núi nuôi cá tầm, người đàn ông thu về bạc tỉ- Ảnh 3.

Trong thời gian tới, anh Tấn dự định sẽ mở rộng mô hình lên khoảng 500 tấn cá tầm mỗi năm

ẢNH: ĐỨC NHẬT

Ông A Dũng, Chủ tịch UBND xã Đăk Na, cho biết mô hình nuôi cá tầm của anh Nguyễn Bá Tấn bước đầu đã cho thấy hiệu quả và thu nhập cao, giải quyết được công ăn, việc làm tại địa phương. Địa phương rất mong muốn trong thời gian đến mà các cấp các ngành từ tỉnh, huyện có chủ trương giúp cho xã tiếp tục nhân rộng, phát triển mô hình này.

"Không chỉ doanh nghiệp triển khai mà phải mở rộng ra đối với các hộ dân trên tinh thần doanh nghiệp làm trước rồi người dân làm theo. Từ đó, thành lập hợp tác xã nuôi cá tầm giúp cho kinh tế tại địa phương mỗi ngày một phát triển", ông Dũng nói.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 ngày trước - Từ chỗ chỉ làm thầu phụ, nhiều doanh nghiệp Việt đã nhanh chóng làm chủ công nghệ, khoa học kỹ thuật để đảm đương những công trình lớn.
1 tháng trước - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực...
3 tuần trước - Sáng nay (21.9), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn nhằm tháo gỡ khó khăn, phát huy vai trò tiên phong, chủ động tham gia đầu tư các dự án lớn, góp phần...
1 tháng trước - Gần 20 năm gắn bó trong đời sống nhân dân, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh, Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh không chỉ góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hô hấp cho người dân thông qua các sản phẩm chất lượng, mà còn chú trọng đến các hoạt...
Xem tin bài khác
14 phút trước - Hiện Gia Lai có hàng loạt cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CCN-TTCN) được đầu tư với số tiền hàng chục tỷ đồng, nhưng lại đìu hiu, vắng bóng doanh nghiệp.
14 phút trước - Trong bối cảnh giá vàng diễn biến khó lường thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cho biết vẫn đang tiếp tục nghiên cứu giải pháp quản lý phù hợp đối với mặt hàng kim loại quý này.
14 phút trước - Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre cho biết, qua công bố danh sách các mỏ cát chuẩn bị khai thác phục vụ cát san lấp tại dự án Vành đai 3, TP.HCM đã có 30 tổ chức, doanh nghiệp mua hồ sơ đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát...
14 phút trước - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam cho biết, trước mắt, ngành đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thị xã Điện Bàn chưa công nhận kết quả trúng đấu giá và rà soát lại toàn bộ quy trình đấu giá.
14 phút trước - Với nhu cầu điện tăng tối thiểu 10%/năm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây không phải là vấn đề lớn. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025 trong bất cứ hoàn cảnh nào.