ttth247.com

Lĩnh vực đào tạo chỉ dưới 1% thí sinh trúng tuyển, cách nào hút người học?

Lĩnh vực đào tạo chỉ dưới 1% thí sinh trúng tuyển, cách nào hút người học?- Ảnh 1.

Khách mời hội thảo tham quan Vườn thực phẩm cộng đồng của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

B.H

Hôm nay (2.8), Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tổ chức hội thảo "Vai trò của các trường ĐH đối với sự phát triển về giáo dục và khoa học công nghệ của TP.HCM-Lĩnh vực khoa học sự sống và môi trường". Hội thảo thu hút đại diện nhiều trường ĐH và THPT tham gia.

Chia sẻ tại hội thảo, PGS-TS Nguyễn Tất Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết hội thảo được tổ chức tại thời điểm khá đặc biệt, khi đợt đăng ký nguyện vọng tuyển sinh ĐH năm 2024 vừa khép lại. "Sở dĩ tôi nhắc đến sự kiện này, là bởi vì kết quả của các đợt đăng ký trong những năm gần đây cũng đặt ra cho tôi nhiều trăn trở về việc hướng nghiệp, phân luồng cho các em học sinh", PGS Toàn nói.

Giải thích rõ hơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM trích dẫn số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT về kết quả tuyển sinh 2 năm 2022 và 2023, khi mà cả lĩnh vực môi trường và bảo vệ môi trường cũng như khoa học sự sống đều chỉ đạt tỷ lệ dưới 1% tổng số thí sinh trúng tuyển. Con số này thấp hơn rất nhiều lần so với các lĩnh vực tốp đầu như kinh doanh và quản lý (khoảng 24%), máy tính và công nghệ thông tin (khoảng 11%).

Lĩnh vực đào tạo chỉ dưới 1% thí sinh trúng tuyển, cách nào hút người học?- Ảnh 2.

PGS-TS Nguyễn Tất Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, chia sẻ tại hội thảo

HÀ ÁNH

PGS Toàn cho biết các trường ĐH đào tạo lĩnh vực khoa học sự sống và môi trường đã có rất nhiều nỗ lực để thúc đẩy công tác tuyển sinh. Mặc dù vậy, các con số trên đều cho thấy dường như thế hệ trẻ và có lẽ là cả phụ huynh, vẫn chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng và tiềm năng của lĩnh vực khoa học sự sống và môi trường.

Trong khi đó, theo ông Toàn, tầm quan trọng của các lĩnh vực này đang ngày càng được khẳng định và ứng dụng rất nhiều trong mọi mặt của đời sống như y tế sức khỏe, nông nghiệp, y học và các ngành công nghiệp dược phẩm và khoa học thực phẩm. "Do đó nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao các ngành: sinh học, công nghệ sinh học, nông lâm, thủy sản, bảo tồn thiên nhiên… sẽ ngày càng tăng cao", Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM nhấn mạnh.

Bộ GD-ĐT công bố 4 lĩnh vực đào tạo đứng đầu danh sách tuyển sinh khó nhất liên tục trong 3 năm liền (2020-2022) gồm: nông lâm nghiệp và thủy sản, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên và dịch vụ xã hội. Theo đánh giá của Bộ, đây là các ngành truyền thống có vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế đất nước, có quy mô tuyển sinh lớn hơn nhưng cũng luôn đạt chỉ tiêu rất thấp.

Cũng tại hội thảo, tiến sĩ Trần Văn Thịnh, Phó trưởng khoa Nông học Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, chia sẻ số liệu gây chú ý. Cụ thể, năm 2023 trong khoảng 600.000 thí sinh trúng tuyển vào ĐH, thì 20% thí sinh không nhập học. Trong số đã nhập học thì chỉ sau một năm tiếp tục có 5-7% phải đăng ký xét tuyển lại, có nghĩa nhiều thí sinh đã chọn sai ngành, sai trường. Điều này để lại nhiều hệ lụy cho bản thân người học và xã hội.

Nhưng theo tiến sĩ Thịnh, công tác hướng nghiệp thời gian qua đang nói lên nhiều bất cập. "Khi được hỏi vì sao em học ngành này, câu trả lời thường là ngành đang 'nóng' trên thị trường, cơ hội việc làm cao, lương cao… Rõ ràng đây đều là chọn nghề theo cảm tính, theo ý kiến của người khác hoặc chọn nghề theo trào lưu chung", ông Thịnh nói.

Theo tiến sĩ Thịnh, vai trò của hướng nghiệp cho học sinh trong hướng đi, chọn nghề phù hợp vô cùng cần thiết. Trong đó, trường ĐH và các THPT có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến nhận thức của học sinh về các yếu tố hướng nghiệp.

"Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, điểm chuẩn đầu vào khối ngành này ở mức thấp. Ngoài công tác hướng nghiệp sớm với người học, cần có thêm chính sách khuyến khích hợp lý dành cho người học với khối ngành này", Phó trưởng khoa Nông học Trường ĐH Nông lâm TP.HCM ý kiến.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Các trường ĐH đã ban hành mức thu học phí cho năm học mới 2024 - 2025. Trong đó, học phí bậc ĐH trải dài từ dưới 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng/năm. Trong đó, ít trường có ngành thu học phí dưới 20 triệu đồng/năm.
1 tháng trước - Hàng loạt ngành học đặt mức điểm sàn xét thí sinh đạt chưa tới 5 điểm mỗi môn từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Điều này khiến xã hội lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT năm nay cao hơn những năm qua.
1 tháng trước - Điểm sàn cao, số lượng nguyện vọng xét tuyển tăng mạnh khiến điểm chuẩn nhiều ngành sư phạm được dự báo sẽ biến động theo hướng tăng.
3 tuần trước - Sau đợt xét tuyển đầu tiên, nhiều thí sinh vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn hoặc trúng tuyển vào ngành học không như kỳ vọng. Nhằm tạo thêm cơ hội cho các thí sinh chạm đến ước mơ học tập của mình, SIU thông báo xét tuyển bổ sung 300...
1 tuần trước - TP HCM- Chuyên gia trong lĩnh vực khoa học dữ liệu khuyên sinh viên ngành công nghệ thông tin nên đi làm để trải nghiệm thực tế, hiểu rõ bản thân, trước khi học lên bậc cao hơn.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
3 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
4 giờ trước - Ớn lạnh, nổi gai ốc, không dám xem hết hình ảnh, video... là những cảm giác của những người tham gia buổi tập huấn, khi nghe trung tá Bùi Thái Đức, chuyên viên chính Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn...
4 giờ trước - Nhiều sinh viên có sản phẩm đăng trên báo Tuổi Trẻ, một số sinh viên xuất sắc có tư duy đề tài và hoàn thiện sản phẩm truyền thông như phóng viên.
4 giờ trước - Khóa học do các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS)... hướng dẫn.