ttth247.com

Lo 'núi rác thải' từ hàng giá rẻ

Theo báo cáo từ Công ty khảo sát thị trường Metric, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam cao vượt trội so với nền kinh tế chung. Trong 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu Thương mại điện tử tăng 37,66% so với cùng kỳ 2023, riêng quý 3 đạt 84,75 nghìn tỉ đồng, tăng 18,15% so với quý trước. Cùng với sự tăng trưởng cao này là một nguồn rác thải khổng lồ đổ vào Việt Nam, tiềm ẩn nhiều nguy cơ với môi trường.

"Mua rác" về nhà với sản phẩm chất lượng kém

Ông Nguyễn Ngọc Hiển - phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam - đã thử mua hàng trên Temu và bất ngờ trước mức giá cực rẻ.

"Tôi tìm mua một chiếc nón chỉ với giá 70.000 đồng, trong khi ở các nơi khác giá dao động từ 120.000 - 250.000 đồng. Còn một đôi giày 300.000 đồng trên Temu thì ở Việt Nam có thể phải trả tới 600.000 đồng" - ông Hiển nói.

Theo ông Hiển, nhiều nền tảng khác như Shopee, TikTok, Shein… cũng đưa các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc vào Việt Nam nhưng Temu dùng chiến lược kích cầu theo kiểu đa cấp như chiết khấu hoa hồng 30% khi mời bạn bè mua chung, cộng thêm 150.000 đồng khi giới thiệu người tải ứng dụng...

Bằng tạo tâm lý "mua càng nhiều, giá càng rẻ", nhiều người đã trở thành nhóm mua chung trên các mạng xã hội để cùng săn hàng giá rẻ, mua hàng nền tảng này. Do vậy ông Hiển cũng lo ngại về lượng rác thải nhựa sẽ gia tăng từ Temu thậm chí lớn hơn so với các sàn Thương mại điện tử khác.

"Với lượng rác thải gia tăng từ các sản phẩm giá rẻ trên các sàn TMĐT, Việt Nam thực sự có nguy cơ trở thành "bãi rác" nếu không có biện pháp kiểm soát", ông Hiển cảnh báo.

Một chuyên gia TMĐT cũng thừa nhận các sản phẩm giá rẻ trên các sàn TMĐT thường có chất lượng kém, dẫn đến nguy cơ "mua rác" về nhà tăng cao, làm gia tăng lượng rác thải bị loại bỏ, đặc biệt là những sản phẩm như ốp điện thoại, bình nước, thời trang, giày dép…

"Những mặt hàng này có thể mất hàng chục đến hàng trăm năm mới phân hủy và cũng là các sản phẩm bán chạy nhất trên sàn TMĐT", vị này nói.

Theo ông Phạm Văn Việt - phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, những sản phẩm thời trang giá rẻ, không rõ nguồn gốc trên các sàn Thương mại điện tử không chỉ gây ô nhiễm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng như dị ứng, mẩn đỏ.

"Sản phẩm kém chất lượng thường không mang lại cảm giác thoải mái, dễ nhăn nhúm và bị vứt bỏ sau thời gian ngắn sử dụng, gây thêm gánh nặng cho môi trường…", ông Việt cảnh báo.

Rác thải tràn vào Việt Nam, môi trường bị đe dọa

Theo báo cáo "Chất thải nhựa bao bì từ Thương mại điện tử tại Việt Nam" của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), trong năm 2023 Thương mại điện tử của Việt Nam tiêu thụ khoảng 332.000 tấn bao bì, trong đó 171.000 tấn là nhựa, phần lớn không được tái chế mà thải trực tiếp ra môi trường khiến tình trạng ô nhiễm nhựa trở nên trầm trọng.

Trong khi đó, theo Công ty khảo sát thị trường Metric, thời trang luôn đứng tốp mặt hàng có doanh thu cao nhất trên các sàn Thương mại điện tử, đặc biệt là thời trang trong phân khúc giá rẻ từ 100.000 - 200.000 đồng.

"Những mặt hàng này thu hút người tiêu dùng không chỉ rẻ mà còn đa dạng về mẫu mã, theo trend song tuổi thọ ngắn khiến chúng nhanh chóng trở thành rác thải", công ty này cảnh báo.

Báo cáo từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy trong 7 năm qua, Thương mại điện tử Việt Nam duy trì mức tăng trưởng từ 16 - 30% mỗi năm. Theo các chuyên gia từ VECOM, nếu tốc độ tăng trưởng Thương mại điện tử tiếp tục duy trì ở mức cao với hai con số, quy mô ngành TMĐT đến năm 2030 có thể gấp 4,7 lần hiện tại, đồng nghĩa với việc lượng rác thải nhựa có thể lên tới 800.000 tấn/năm.

"Việc đóng gói hàng hóa Thương mại điện tử thường bao gồm hộp các tông, túi giấy, túi ni lông và các vật liệu phụ khác như băng keo nhựa, xốp lót, màng bọc ni lông - những vật liệu chủ yếu làm từ nhựa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường", một chuyên gia của hiệp hội này cảnh báo.

Điều đáng lo ngại hơn, theo các chuyên gia này, phần lớn hoạt động Thương mại điện tử tập trung tại các TP lớn và ven biển như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng - những nơi có hệ thống sông ngòi và biển, dễ gây ô nhiễm lan rộng ra đại dương.

Ông Phạm Văn Việt nhận định rằng thời trang nhanh giá rẻ là một trong những nguồn thải rác lớn nhất hiện nay. Những sản phẩm kém chất lượng thường không bền, dễ bị bỏ đi sau thời gian ngắn sử dụng, không chỉ gây áp lực lên môi trường mà còn tiềm ẩn rủi ro về dị ứng da cho người dùng.

"Các sản phẩm thời trang đang trở thành rác thải công nghiệp. Phần lớn chúng bị đốt hoặc chôn lấp do chất lượng vải thấp, khả năng tái chế không cao. Những sản phẩm giá rẻ khiến người tiêu dùng có xu hướng dễ dàng vứt bỏ sau khi sử dụng", ông Việt cho hay.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thế giới thải ra 57 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, có từ các đại dương sâu nhất. Hơn 2/3 trong số đó đến từ Nam bán cầu.
1 tháng trước - Là đơn vị tổ chức leo núi chuyên nghiệp, Tổ Ong Adventure đang có những cung đường hiking Tà Năng - Phan Dũng, leo núi Kỳ Quan San, Lảo Thẩn, Tà Xùa săn mây gây "sốt" với giới trẻ.
21 giờ trước - Với mong muốn sẻ chia với đồng bào Lào Cai bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Yagi, CBCNV Tập đoàn Hòa Phát đã vượt hàng trăm cây số đến tận nơi, trao những suất quà tận tay bà con ở 3 huyện Bát Xát, Bắc Hà và Bảo Yên.
3 tuần trước - Thành phố Quy Nhơn có mật độ dân số cao gấp hơn 5 lần mật độ dân số cả nước. Trung tâm thành phố dường như không còn quỹ đất trống để phát triển đô thị.
1 tháng trước - Hôm nay (15/9), nhiều khu vực trên cả nước mưa dông, cục bộ có nơi mưa rất to, có nơi trên 120 mm. Mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài.
Xem tin bài khác
1 phút trước - Đây là một trong những nguyên nhân khiến đấu giá đất Hà Nội "nóng" với mức tăng cao được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) chỉ ra.
10 phút trước - Ngọc Thắng, sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã may mắn tránh được “bẫy” tín dụng đen vì đã đọc được câu chuyện “Nỗi buồn đám cưới quê” trong cuốn sách “Khéo khôn với tiền – Tránh những ưu phiền”.
10 phút trước - Nhận thừa kế sau khi chồng là Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn qua đời, bà Lê Thị Hà Thành mới chỉ nhận chuyển nhượng 3,783 triệu cổ phiếu trong tổng 20,753 triệu cổ phiếu.
22 phút trước - Thị trường chứng khoán trong quý 3 năm nay vận động không quá tích cực. Mảng tự doanh công ty chứng khoán theo đó cũng có những biến động đáng kể.
31 phút trước - Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đã đóng điện mang tải thành công máy biến áp AT1 500kV-900MVA tại Trạm biến áp 500kV Sông Mây, qua đó...