ttth247.com

Loại vũ khí khiến máy bay đánh chặn MiG-31BM trở nên đáng sợ

Bộ Quốc phòng Nga gần đây công bố đoạn phim cho thấy các máy bay đánh chặn MiG-31BM được nạp tên lửa không đối không (AAM) tầm xa, trang Eurasian Times cho biết.

Hoạt động này diễn ra trong bối cảnh diễn ra cuộc tập trận triển khai và sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của các lực lượng Nga – điều cho thấy tên lửa có khả năng được trang bị đầu đạn hạt nhân.

Loại vũ khí khiến máy bay đánh chặn MiG-31BM trở nên đáng sợ- Ảnh 1.

Tên lửa được nạp được xác định là R-33 (mã NATO: AA-9 Amos), có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa hành trình bay thấp, với tốc độ lên tới 3.000 km/giờ.

Tên lửa R-33

Khi được triển khai lần đầu tiên vào năm 1981, tên lửa R-33 có sự kết hợp giữa dẫn đường quán tính và dẫn đường bằng radar bán chủ động (SARH), có tầm hoạt động là 120 km. Tên lửa từ thời Liên Xô này chủ yếu được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu lớn có tốc độ cao như SR-71 Blackbird, máy bay ném bom B-1 Lancer và B-52 Stratofortress.

Sử dụng R-33, các tiêm kích trong gia đình MiG-31 như MiG-31BM có thể nhắm mục tiêu vào các máy bay địch như USAF F-15 Eagle ở xa hơn nhiều so với phạm vi trả đũa của đối phương, vào đầu những năm 1980 là dưới 30 km.

R-33 có đầu đạn phân mảnh thông thường nặng 55 kg. Một phiên bản cải tiến của R-33, được gọi là R-33S, có đầu đạn tự dẫn chủ động.

R-33 được thiết kế để tận dụng hiệu suất vượt trội của radar mảng pha Zalson. Radar này là một cột mốc trong ngành hàng không vì nó gắn với việc lần đầu tiên triển khai ăng-ten PESA (mảng quét điện tử thụ động) trên máy bay chiến đấu. Cho đến nay, PESA chỉ được triển khai trên mặt đất hoặc trên các máy bay ném bom chiến lược như B-1.

Một tên lửa tầm xa cần một radar có khả năng phát hiện tầm xa. Khi triển khai ban đầu, Zalson có thể phát hiện mục tiêu rộng 16 m2 ở phạm vi 200 km.

Loại vũ khí khiến máy bay đánh chặn MiG-31BM trở nên đáng sợ- Ảnh 2.

Máy bay đánh chặn MiG-31BM của Nga được nạp tên lửa không đối không tầm xa. Ảnh: X/Twitter

Bên cạnh khả năng phát hiện tầm xa, radar còn có chức năng nhìn xuống, bắn hạ mục tiêu, giúp MiG-31 có khả năng "diệt gọn" các tên lửa hành trình bám địa hình. Zalson mạnh đến mức nó có thể cho phép dẫn đường đồng thời 6 tên lửa vào các mục tiêu riêng biệt.

Không chỉ mạnh với radar, R-33 còn được nâng cấp đáng kể so với phiên bản đầu tiên được đưa vào sử dụng. Biến thể được triển khai trên máy bay chiến đấu MiG-31 từ năm 2012 có tầm bắn hơn 300 km. Hệ thống nhắm mục tiêu của tên lửa cũng đã được cải tiến, cho phép nó tấn công với độ chính xác cao hơn.

Tên lửa R-33 di chuyển với tốc độ lên tới Mach 6 (gấp 6 lần tốc độ âm thanh), khiến ngay cả máy bay mục tiêu hạng tiêm kích ở tầm cực xa cũng cực kỳ khó có thể tránh được. Nhược điểm lớn duy nhất của tên lửa này là nó khá nặng nề, với trọng lượng lên tới 500 kg, khiến việc triển khai trên máy bay chiến đấu hạng trung hoặc hạng nhẹ trở nên không khả thi.

Tuy nhiên, điều đó không hề làm giảm giá trị của R-33. Tên lửa Nga khiến mọi đối thủ phải "dè chừng" vì – giống như một số tên lửa không đối không thời Liên Xô – R33 có khả năng mang cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, phù hợp với học thuyết thời Chiến tranh Lạnh.

Dù việc sử dụng đầu đạn hạt nhân trong chiến đấu không đối không là rất khó xảy ra trong chiến tranh hiện đại, đầu đạn hạt nhân có thể là lựa chọn duy nhất nếu hệ thống tác chiến điện tử (EW) của đối phương vô hiệu hóa các đầu dò chủ động của tên lửa tầm xa như R-33 và một phiên bản kế nhiệm của nó là R-37.

Việc khai hoả tên lửa không đối không có đầu đạn hạt nhân sẽ là một biện pháp cực kỳ tuyệt vọng và leo thang, nhưng nó chắc chắn sẽ hiệu quả. Nga chưa bao giờ chính thức thừa nhận sự tồn tại của đầu đạn hạt nhân trên tên lửa không đối không.

Tiêm kích MiG-31BM

Với chiều dài khoảng 22,69 m, sải cánh 13,46 m và chiều cao 6,15 m, MiG-31BM là một biến thể nâng cấp của máy bay đánh chặn MiG-31 Foxhound từ thời Liên Xô, được phát triển để thực hiện nhiều vai trò khác nhau ngoài nhiệm vụ đánh chặn ban đầu.

MiG-31BM là "kết tinh" của những cải tiến đáng kể bắt đầu vào những năm 2000 trên những chú "chim sắt" MiG-31B cũ kỹ đã bị loại biên, bao gồm hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, hệ thống radar đa chế độ mới và hệ thống điều khiển vũ khí được nâng cấp.

Trọng tâm của việc nâng cấp bao gồm tích hợp hệ thống điều khiển vũ khí RP-31MA Zaslon-AM với radar 8BM, có máy tính kỹ thuật số Baget-55-06 mới trên bo mạch, thay thế cho Argon-15A cũ.

Hệ thống này tăng cường khả năng phát hiện và theo dõi, từ đó giúp máy bay phát hiện mục tiêu có diện tích 3 m2 ở khoảng cách 320 km và theo dõi tự động ở khoảng cách 280 km. Hệ thống có thể theo dõi đồng thời 24 mục tiêu và tấn công 6 mục tiêu bằng tên lửa.

Buồng lái đã được nâng cấp với màn hình hiện đại và liên kết dữ liệu kỹ thuật số. Những cải tiến này cho phép MiG-31BM thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như chiến đấu không đối không và không đối đất, trinh sát và chế áp phòng không của đối phương (SEAD).

Về khả năng chiến đấu, MiG-31BM có thể mang theo nhiều tên lửa không đối không tầm xa, bao gồm tên lửa không đối không R-33, R-37 và R-77, và tên lửa chống bức xạ và không đối đất KH-31P, KH-58 và KH-59.

Nó cũng có khả năng triển khai tên lửa siêu thanh Kinzhal, có thể đạt tốc độ lên tới Mach 10 và nhắm mục tiêu trong khoảng cách lên tới 2.000 km. Được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đốt sau Soloviev D-30F6, MiG-31BM có tốc độ tối đa 3.000 km/h và trần bay là 20.600 m.

Tầm bay rộng, được tăng cường bởi các thùng nhiên liệu bổ sung và khả năng tiếp nhiên liệu trên không, cho phép MiG-31BM phản ứng nhanh với các mối đe dọa tiềm tàng và bao phủ khoảng cách rất xa.

Theo Army Recognition, MiG-31BM đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, vì máy bay hiện được trang bị tên lửa R-37M, có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 300 km. Khả năng tầm xa này đã cho phép MiG-31BM đánh chặn thành công máy bay của đối phương, bao gồm cả việc bắn hạ các mẫu Su-25 và Su-24 đã được xác nhận.

Minh Đức (Theo Eurasian Times, Army Recognition)

Source: m.nguoiduatin.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Việc trang bị tên lửa không đối không AIM-120C-8 cho tiêm kích F-16 giúp những chú “Chim Cắt” của Romania trở nên đáng gờm hơn trong nhiều tình huống chiến đấu khác nhau.
1 tháng trước - Khi xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, việc triển khai các công nghệ tiên tiến như radar Irbis làm nổi bật cách tác chiến hiện đại đang thay đổi.
1 tháng trước - Quyết định loại bỏ “Rồng lửa” S-400 để sử dụng hệ thống do trong nước phát triển đánh dấu sự thay đổi tiềm tàng trong thế trận phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ.
1 tháng trước - Ai ơi chớ vội cười nhau, cười AI trước, sau AI cười. Trí tuệ nhân tạo sẽ sớm nhìn chúng ta giống như cách chúng ta nhìn một ngọn núi – vô tri.
1 tháng trước - Khoảng 56% các công ty lớn nhất của Mỹ (thuộc danh sách Fortune 500) hiện coi AI là một “yếu tố rủi ro”. Đây là mức tăng đột biến so với mức 9% ít ỏi vào năm 2022.
Xem tin bài khác
24 phút trước - Doanh số sụt giảm trong tháng 8 trước khi công bố iPhone 16 khiến Apple bị tụt xuống vị trí thứ ba toàn cầu, sau Xiaomi và Samsung.
1 giờ trước - Những nhóm tin tặc như Polaris, SharpPanda, Spring Dragon bị phát hiện thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng vào hệ thống tại Việt Nam.
2 giờ trước - Intel đưa ra hàng loạt mục tiêu "vượt khó", như cải thiện sản xuất, tiết kiệm chi phí và tập trung vào công nghệ x86 cốt lõi.
2 giờ trước - Hệ thống tên lửa RS-24 Yars ICBM là một phần quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân của Nga.
11 giờ trước - Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ đầu tiên ngoài tiếng Anh được hỗ trợ trên bộ tính năng Apple Intelligence từ 2025.