ttth247.com

Loạt cổ vật đa chất liệu trưng bày ở TP HCM

100 hiện vật từ hơn 2.000 năm trước đến thế kỷ 20 của nhiều nhà sưu tập trưng bày trong triển lãm ở Bảo tàng TP HCM, quận 1.

Triển lãm mang chủ đề "Cổ vật và hành trình gìn giữ hồn di sản" giới thiệu các cổ vật của 32 nhà sưu tập. Hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Hội cổ vật TP HCM, diễn ra từ ngày 6 đến 30/10.

Ông Lê Thanh Nghĩa - chủ tịch Hội Cổ vật TP HCM - cho biết các hiện vật trưng bày có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ 20. Cổ vật phong phú chủng loại được chế tác từ nhiều chất liệu như đồng, bạc, gốm và có nguồn gốc từ nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Pháp.

Một chiếc ấm đồng từ thế kỷ 16 của nhà sưu tập Nguyễn Chí Hiếu.

Chiếc bình phong chất liệu bạc thời Nguyễn (1802-1945) được chạm trổ hình rồng, là hiện vật của nhà sưu tập Thân Việt Hùng.

Sáu cổ vật bằng bạc, khoảng thế kỷ 18, thuộc nền văn hóa Chăm, nằm trong bộ sưu tập của Đào Phan Ngô.

Nhà sưu tập Đào Phan Ngô cho biết các món đồ gồm hộp, mâm bồng được cộng đồng người Chăm xưa dùng đựng đồ thờ cúng, vôi, vật dụng sinh hoạt. Cổ vật có nguồn gốc từ Ninh Thuận, anh sở hữu hơn 10 năm nay.

Chiếc tủ gỗ cẩn ngà, khoảng đầu thế kỷ 20 của nhà sưu tập Nguyễn Văn Nhất.

Bộ đồ gốm như đĩa, tô, âu, bát hương, hũ thời Lê - Mạc, khoảng thế kỷ 15-16 của nhiều nhà sưu tập được trưng bày.

Chiếc đĩa bằng gốm Chu Đậu, khoảng thế kỷ 15, còn nguyên vẹn đường nét hoa văn trang trí hình cây lá, hoa cỏ.

Bộ 10 chiếc chóe và ấm thời vua Khang Hy (trị vì 1661-1722), triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, thuộc bộ sưu tập của Lê Văn Kiên ở Vũng Tàu.

Nhà sưu tập cho biết các cổ vật được trục vớt từ con tàu đắm ở vùng biển Hòn Cau, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào năm 1990. Xác tàu dài hơn 32 m, rộng gần 9 m, chìm ở độ sâu 40 m và ngập dưới bùn cát một mét. Hơn 60.000 hiện vật được trục vớt, phần lớn là gốm sứ Trung Quốc được sản xuất tại lò Cảnh Đức Trấn (tỉnh Giang Tây), Đức Hóa (tỉnh Phúc Kiến) và Sán Đầu.

Nhiều nhất trong triển lãm là các món đồ thuộc dòng gốm Cây Mai trong thế kỷ 19-20 của nhiều nhà sưu tập.

Gốm Cây Mai nổi tiếng ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn đầu thế kỷ 19, thiên về mỹ thuật do nghệ nhân người Hoa chế tác. Gốm Cây Mai có hai dòng sản phẩm phổ biến là: gốm gia dụng (lu, hũ, chậu, nồi, bát, đĩa, ấm) và gốm mỹ thuật (đôn, tranh tượng thờ, linh vật, lư hương, bài vị) dùng trang trí đình chùa.

Hiện gốm Cây Mai chỉ còn lưu giữ tại một số đình, chùa miếu và nằm trong bộ sưu tập của những người đam mê đồ cổ.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Họa sĩ Lê Thiết Cương mở triển lãm đa chất liệu "Duyên", nói về cơ hội đưa ông đến nghề vẽ 30 năm qua.
3 tuần trước - Các nghệ sĩ tái hiện những họa tiết, hoa văn cổ trong triển lãm tranh - tượng ''Ngày xửa ngày xưa''.
3 tuần trước - Họa sĩ Chu Nhật Quang, 29 tuổi, vẽ cảnh làng quê Bắc Bộ, xen kẽ là hình ảnh các linh vật như phượng, rồng.
1 tháng trước - Phim điện ảnh mới của thương hiệu 'Alien' tiếp tục gây ấn tượng bởi tạo hình sinh vật ngoài hành tinh ghê rợn cùng kỹ xảo tân tiến, song kịch bản kém nổi bật nếu so sánh với những phần trước.
1 tháng trước - Bức ''Ở hang'' (1951) của họa sĩ Trần Văn Cẩn - tác giả tranh "Em Thúy" - lần đầu được công bố trong sách về cuộc đời ông.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Miss Universe Vietnam Kỳ Duyên nói không chối bỏ tai tiếng 10 năm trước, luôn xem biến cố là bài học để chinh phục nấc thang mới trong cuộc đời.
4 giờ trước - Nguyễn Thúy Hiền vừa được công bố là một trong những gương mặt tham gia 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2024'. Cựu vận động viên mong muốn câu chuyện, hành trình của mình truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ.
5 giờ trước - Vận động viên Thúy Hiền nói muốn truyền cảm hứng để phụ nữ bị trầm cảm có thêm động lực chiến đấu bệnh tật, ở show "Chị đẹp đạp gió 2024".
6 giờ trước - 6 phim nổi tiếng gần đây của Ý sẽ được chiếu miễn phí cho khán giả Việt Nam tại Liên hoan phim Ý 2024.
6 giờ trước - Sau vai diễn '1 xác 2 hồn' gây sốt ở 'Chàng hậu', Shin Hye Sun gây chú ý khi đóng vai hai nhân cách trong phim mới 'Gửi Hyeri thân yêu'. Nữ diễn viên 35 tuổi có màn kết hợp với Lee Jin Wook và Kang Hoon.