ttth247.com

Lớp học dùng AI thay giáo viên gây tranh cãi

Lớp học 'không giáo viên' đầu tiên sẽ khai giảng ở Anh tháng này. Tuy nhiên, ý tưởng giao phó việc giáo dục trẻ em cho AI lại gây tranh cãi.

Lớp học "không giáo viên" đầu tiên ở Anh, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) thay vì giáo viên, sẽ khai giảng trong tháng này. Lớp học do Trường David Game, một trường tư thục tại London, mở.

Học sinh sẽ học bằng cách sử dụng các nền tảng AI trên máy tính và tai nghe thực tế ảo. Các nền tảng này sẽ tìm hiểu xem các em cần thêm sự trợ giúp gì để sau đó điều chỉnh chương trình học của các em trong học kỳ, thậm chí phù hợp với khả năng của từng học sinh.

Ông John Dalton, hiệu trưởng trường, cho biết: "Có rất nhiều giáo viên xuất sắc, nhưng tất cả chúng tôi đều có thể mắc lỗi. Tôi nghĩ rằng rất khó để đạt được mức độ chính xác như AI".

Joseph, một học sinh của trường đã thử nghiệm hệ thống giảng dạy này, cho biết: "Một giáo viên không thực sự biết khuyết điểm của từng học sinh vì có quá nhiều học sinh. Trong khi đó, AI sẽ tìm ra khuyết điểm của từng học sinh và giúp các em cải thiện kết quả học tập".

Tuy nhiên, ý tưởng giao phó việc giáo dục trẻ em cho AI lại gây tranh cãi.

Ông Chris McGovern, một hiệu trưởng đã nghỉ hưu, từng là cố vấn cho nhóm quyết sách trong Chính phủ Anh, ghi nhận vai trò của AI trong giảng dạy, song ông cho rằng việc sử dụng AI như vậy sẽ tước đi các kỹ năng giao tiếp và sự tương tác giữa học sinh và giáo viên.

Trên thực tế, vào ngày 28-8, Chính phủ Anh đã công bố một dự án mới giúp giáo viên sử dụng AI trong giảng dạy, cụ thể là việc chấm bài tập về nhà và lập kế hoạch giảng dạy cho các lớp học.

Để tham gia lớp học "không giáo viên" này, các em sẽ phải trả học phí khoảng 27.000 bảng Anh một năm.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Nhiều gia đình trang bị điện thoại cho con ngay từ bậc tiểu học dẫn đến tình trạng học sinh lén chơi điện tử, lướt mạng truy cập thông tin xấu, độc. Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đã yêu cầu các nhà trường siết chặt quản lý.
1 tuần trước - Nhiều tình huống gây tranh cãi xảy ra giữa giáo viên và học sinh trong thời gian gần đây cho thấy vai trò quan trọng của kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống sư phạm trong bối cảnh hiện nay.
1 tháng trước - Nhiều nước phát triển, có nền giáo dục hiện đại trên thế giới đều kiên quyết cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường học để các em tập trung hơn, tránh xao nhãng và tránh nhiều hệ lụy từ thiết bị công nghệ gây ra. Nên chăng ở VN...
3 tuần trước - Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền dòng chia sẻ không xác định danh tính về lịch học kín mít của học sinh lớp 1. Dòng chia sẻ đã làm nổ ra nhiều tranh luận trong giới phụ huynh và cả các chuyên gia giáo dục.
1 tháng trước - Theo quy định của Bộ GD-ĐT, việc sử dụng điện thoại ở trường phổ thông cơ bản là hành vi bị cấm. Học sinh chỉ sử dụng khi được sự đồng ý của giáo viên và phục vụ mục đích học tập dưới sự quản lý, giám sát của giáo viên. Với sinh viên,...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Ngày 18-10, Bộ GD-ĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm mười môn văn hóa và bảy môn ngoại ngữ. Giáo viên nhận xét ra sao về đề tham khảo các môn thi?
1 giờ trước - Việc phụ huynh buộc phải 'tự nguyện' cho con tham gia các môn học ngoại khóa, liên kết với nhiều hình thức biến tướng tinh vi khiến dư luận 'bất tín' với giáo dục, còn học sinh thì ngày càng quá tải.
5 giờ trước - “Hôm nay, con gái đã nhận được quà từ cô chủ nhiệm. Món quà tự tay cô chuẩn bị cho hơn 20 bạn nữ nhân ngày 20-10“.
8 giờ trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
10 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.