ttth247.com

Lừa bán 'điện thoại 2G gắn mác 4G' giá rẻ

Lợi dụng chính sách cắt sóng 2G, một số người rao bán điện thoại 4G giá rẻ, từ vài trăm nghìn đồng nhưng thực chất là điện thoại 2G.

Đầu tháng 8, bà Ngọc (48 tuổi ở Quảng Yên, Quảng Ninh) tìm mua điện thoại 4G sau khi máy 2G đang dùng bị cắt chiều gọi đi và nhà mạng thông báo thiết bị sẽ không dùng được từ tháng 9. Tuy nhiên, các cửa hàng gần nhà liên tục báo điện thoại "cục gạch" 4G đang khan hàng, chờ nhập thêm, hoặc chỉ còn mẫu Nokia giá 700 nghìn đồng. Smartphone giá rẻ có sẵn nhưng cũng đều trên một triệu đồng. "Tôi không biết dùng điện thoại cảm ứng, cũng không có nhu cầu lên mạng nên chỉ tìm 'cục gạch' giá rẻ để lắp sim nghe gọi", bà Ngọc nói.

Cuối tuần trước, khi đi chợ, bà được một nhóm bán điện thoại dạo tiếp cận, mời mua điện thoại "cục gạch" 4G. Đúng lúc cần mua, giá phải chăng lại có người mang đến tận nơi, bà chọn một chiếc điện thoại cơ bản giá 250 nghìn đồng. Nhưng khi về nhà và thay sim vào điện thoại mới, bà phát hiện đây vẫn là điện thoại 2G.

Ông Nguyễn Như Thành, Phó giám đốc Ngành hàng điện thoại di động - hệ thống FPT Shop, cho biết: "Gần đây chúng tôi nhận phản ánh từ một số khách hàng bị lừa khi mua điện thoại 4G, thực tế là 2G. Nhiều trường hợp liên quan đến việc mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, đặc biệt tại chợ với giá rất rẻ".

Một bài rao bán điện thoại cục gạch 4G giá hơn 200 nghìn đồng trên Facebook. Ảnh: Khương Nha

Một bài rao bán điện thoại "cục gạch" 4G giá hơn 200 nghìn đồng trên Facebook. Ảnh: Khương Nha

Trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử cũng xuất hiện một số người rao bán điện thoại 4G giá vài trăm nghìn đồng. Tuy nhiên theo đại diện một hệ thống bán lẻ top đầu ở Việt Nam, điện thoại 4G hiện đều có giá từ 390 nghìn đồng trở lên, là các mẫu cơ bản, có phím bấm, màn hình nhỏ. Tuy nhiên số lượng, mẫu mã trên thị trường không nhiều. Do đó, người dùng nên cẩn trọng trước các lời rao không rõ nguồn gốc.

Các hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam đều ghi nhận doanh số điện thoại 4G giá rẻ đang tăng đột biến khi hạn cắt sóng 2G vào 16/9 đến gần. Nhiều dòng feature phone cháy hàng. Tại một số cửa hàng nhỏ còn xảy ra tình trạng tăng giá do nhu cầu người mua cao, nguồn cung không đủ. Sức mua của nhóm hàng này chủ yếu đến từ người dùng ở khu vực nông thôn.

Theo ông Nguyễn Như Thành, để tránh mua nhầm điện thoại 4G giả trong bối cảnh cắt sóng 2G, người dùng nên kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi mua. Song song với đó, nên chọn máy tại các hệ thống, cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng, hưởng chương trình ưu đãi, bảo hành. Các nhà mạng lớn như Vinaphone, Viettel, Mobifone đều có chương trình đổi máy 2G, thậm chí tặng điện thoại 4G mới khi đăng ký các gói cước sử dụng tương ứng.

Theo thống kê của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có hơn 120 triệu thuê bao di động, trong đó số người dùng điện thoại 2G vẫn còn khoảng gần 11 triệu.

Tại tọa đàm về tắt sóng 2G do Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 18/7, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Viễn thông, cho biết lượng thuê bao chỉ sử dụng mạng 2G (2G Only) còn nhiều do người dân gặp khó khăn về chi phí khi mua máy. Đối với người ở vùng sâu vùng xa, việc đổi thiết bị dù vài trăm nghìn đồng cũng là vấn đề lớn.

Ngoài ra, dù đã cấm máy 2G nhập vào Việt Nam từ 2021, nhiều sản phẩm vẫn được lưu thông trên thị trường. Từ tháng 3, các nhà mạng được chỉ đạo không cho các thiết bị không hợp quy nhập mạng, giúp giảm đáng kể loại máy này. Tuy nhiên theo ông Nhã, các cửa hàng vẫn còn hàng tồn và có thể xảy ra tình trạng hạ giá để xả hàng 2G, thu hồi vốn. Nếu mua phải máy này, người dùng vừa mất tiền vừa không thể sử dụng từ giữa tháng 9.

Hạn cuối được công bố để các nhà mạng tại Việt Nam dừng hỗ trợ hoàn toàn điện thoại 2G là ngày 16/9. Sau mốc này, sóng 2G vẫn sẽ được duy trì đến 2025, chủ yếu để hỗ trợ các thiết bị 4G khi cần thiết.

Khương Nha

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Không chỉ phân khúc giá rẻ, người dùng điện thoại hạng sang như Vertu cũng bị lừa hàng chục triệu đồng để mua máy 4G nhưng thực chất là 2G.
1 tháng trước - Cục An toàn thông tin cảnh báo việc lừa đảo bán máy "giả 4G" đang xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, người dân nên tránh mua dù giá rẻ.
1 tháng trước - Nokia, Realme, INOI, ZTE đều có smartphone tầm hai triệu đồng, màn hình lớn, pin lâu, bộ nhớ trong tối thiểu 64 GB để thay thế cho điện thoại 2G.
3 tuần trước - Người dùng có thể soạn tin nhắn, truy cập web kiểm tra điện thoại là 2G hay 4G, trước khi quyết định mua hay nâng cấp thiết bị.
1 tuần trước - Redmi Pad SE 8.7 phiên bản 4G có thể nghe gọi như điện thoại thông thường, màn hình lớn hơn iPad Mini nhưng độ sáng và cấu hình không cao.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Trên trang cá nhân (tài khoản có tick xanh định danh), ông Hùng Đinh – người mới đây vướng lùm xùm khi bị các nhà đầu tư ngoại tố lừa đảo 28 triệu USD chia sẻ hành trình trở thành nhà đầu tư Blockchain.
4 giờ trước - Thiếu Apple Intelligence khiến iPhone 16 Pro bị cho là "chưa hoàn thiện", trong khi iPhone 16 và 16 Plus được đánh giá cao hơn bản tiền nhiệm.
5 giờ trước - FPT Telecom triển khai chiến dịch phủ Internet an toàn với các tiêu chuẩn về bảo mật, kiểm soát thông tin nhằm xây dựng không gian mạng lành mạnh tại trường học.
5 giờ trước - Apple dự kiến sản xuất chip A19 trên tiến trình 2 nm năm tới, nhưng chỉ trang bị cho iPhone 17 Pro và 17 Pro Max.
7 giờ trước - Hai mẫu iPhone 15 của Apple dẫn đầu về số lượng máy xuất xưởng nửa đầu năm, trong đó 15 Pro Max đứng thứ nhất.