ttth247.com

Lương tối thiểu vùng tiếp tục được xem xét, điều chỉnh trong năm 2025

Lương thấp khiến cuộc sống của vợ chồng chị Lê Thị Kim Anh, công nhân Công ty TNHH CCHTop (KCX Tân Thuận, TP HCM) lâm vào khó khăn. Làm việc tại công ty gần 5 năm nhưng thu nhập của chị Ngân khoảng 6 triệu đồng/tháng. 

Chồng chị là lao động tự do, thu nhập bấp bênh. Vì vậy, hầu như mọi khoản chi trong gia đình, chị Ngân đều phải lo liệu. Riêng khoản nhà trọ, điện, nước đã 3 triệu đồng, phần còn lại lo ăn uống, tiền xăng đi lại cho hai vợ chồng. Dù có tiết kiệm cách mấy, có tháng chị cũng phải vay mượn.

"Đi làm bao năm, tôi vẫn chưa tích cóp được tài sản giá trị nào. Thậm chí, làm không đủ ăn, chúng tôi không dám sinh thêm đứa con thứ hai. Tôi hi vọng Chính phủ tiếp tục điều chỉnh lương tối thiểu vùng để công nhân bớt khó khăn" - chị Kim Anh bày tỏ.

Lương tối thiểu vùng tiếp tục được xem xét, điều chỉnh trong năm 2025- Ảnh 1.

Nhiều công nhân mong muốn được tăng lương tối thiểu vùng để giảm bớt khó khăn

Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB-XH) Nguyễn Huy Hưng, cho biết Cục đang hoàn thiện dự thảo 2 thông tư và tiếp tục triển khai 2 nghị định bổ sung về quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng đối với doanh nghiệp nhà nước; quy định tổ chức đại diện người lao động và thương lượng tập thể.

Liên quan nội dung điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng, ông Nguyễn Huy Hưng cho biết công tác điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2024 đã được Cục hướng dẫn và triển khai đến các doanh nghiệp.

Qua theo dõi, các doanh nghiệp cơ bản không gặp khó khăn hay vướng mắc trong việc thực hiện, góp phần đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Cục cũng tiến hành điều tra lao động, tiền lương trong doanh nghiệp để có dữ liệu phục vụ cho việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng trong năm 2025.

Nhìn chung, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ổn định. Các hoạt động đối thoại và thương lượng tập thể tiếp tục được đẩy mạnh, hạn chế các cuộc đình công và giải quyết nhanh các mâu thuẫn phát sinh.

Đời sống của người lao động được cải thiện, thu nhập bình quân trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Trước đó, nhằm xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2025, Bộ LĐ-TB-XH ban hành quyết định điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024, được tiến hành trên phạm vi 18 tỉnh, thành trực thuộc trung ương, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển.

Tổng số doanh nghiệp được điều tra là 3.400, tổng số người lao động được điều tra là 6.800.

Hai địa phương có số lượng doanh nghiệp được khảo sát nhiều là TP Hà Nội với 700 doanh nghiệp (1.400 lao động) và TP HCM với 800 doanh nghiệp (1.600 lao động). Các tỉnh, thành còn lại, số lượng doanh nghiệp được điều tra dao động từ 100-200.

Lương tối thiểu vùng tiếp tục được xem xét, điều chỉnh trong năm 2025- Ảnh 2.

Thu nhập bình quân trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023

Việc thu thập các thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh, lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu trong năm 2025 theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Đồng thời phục vụ công tác quản lý, công bố định kỳ mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động để doanh nghiệp, người lao động tham khảo làm cơ sở thương lượng tiền lương.

Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng tại 4 vùng được quy định như sau:

Vùng I: tăng 280.000 đồng, từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng.

Vùng II: tăng 250.000 đồng, từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng.

Vùng III: tăng 220.000 đồng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860 đồng/tháng.

Vùng IV: tăng 200.000 đồng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - VN khép lại quý 2 bằng một bất ngờ lớn khi tăng trưởng GDP tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa kỳ vọng là 6%. Cú hích mạnh mẽ từ nửa chặng đua đầu được mong chờ sẽ đưa VN trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong...
1 tháng trước - Thanh khoản không dâng nhanh đột ngột nên tạm thời thị trường chứng khoán chưa quá xấu và điều quan trọng là tích lũy tạo nền hỗ trợ vững chắc ở khu vực 1.200 - 1.220 điểm.
1 tháng trước - Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ ngắn hạn, hỗ trợ thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm, không thể thay thế cho toàn bộ thu nhập trong khoảng thời gian dài
1 tuần trước - Xu hướng kết hôn muộn không chỉ xảy ra ở các nền kinh tế lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, mà ngay cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đều đang phải đối mặt với vấn đề này.
1 tháng trước - Nhấn mạnh phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 định hướng lớn thời gian tới để tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là “điểm sáng”, “trụ cột” trong hệ thống các chính sách...
Xem tin bài khác
8 phút trước - Khách mua trực tiếp giảm, nhiều tiểu thương đã chọn cách tăng kinh doanh online. Những tưởng sẽ bù vào lượng khách trực tiếp đang èo uột nhưng 'cuộc chơi' trên mạng không dễ dàng chút nào.
9 phút trước - Việc nâng cao tiêu chuẩn nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp là cần thiết, nhưng nếu quy định chưa hợp lý, không phù hợp với thực tế... sẽ tạo ra những rào cản với giới đầu tư và cả thị trường chứng khoán.
29 phút trước - Giá trị khối lượng hoàn thành hiện đã gần 99 tỷ đồng, đạt 90% hợp đồng, dự án CDC Quảng Ngãi, có tổng mức 150 tỷ đồng, là công trình thứ 2, do BQL dự án công trình Dân dụng làm chủ đầu tư, sẽ về đích trước hạn dự kiến hơn 6 tháng.
29 phút trước - Nhiều cá nhân thi đậu sát hạch lái xe đủ điều kiện để nhận giấy phép lái xe, tuy nhiên thời gian chờ đợi dài cổ vẫn chưa được cấp, muốn “hành nghề” nhưng thiếu giấy tờ hợp pháp, vậy ai chịu trách nhiệm?
29 phút trước - Con số gần 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, chủ yếu là máy móc thiết bị đã cho thấy nền sản xuất nước ta đang phục hồi mạnh mẽ.