ttth247.com

Lý do khiến hơn 122.000 thí sinh bỏ nhập học đại học

Chỉ đỗ nguyện vọng "dự phòng", lại cần ít nhất gần 20 triệu đi nhập học, Bùi Thị Hoa quyết định bỏ.

Hoa ở huyện Vân Hồ, Sơn La, đăng ký 4 nguyện vọng vào các ngành sư phạm của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Sư phạm Hà Nội 2, Tây Bắc. Ở nguyện vọng thứ 5, nữ sinh đặt vào ngành Điều dưỡng của Đại học Đại Nam do trúng tuyển bằng học bạ.

Trước đó, Hoa đã tham khảo điểm chuẩn năm ngoái. Với mức 27,3 điểm tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), Hoa nghĩ có thể đỗ Sư phạm, được miễn học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,6 triệu đồng mỗi tháng. Không ngờ điểm chuẩn tăng cao, Hoa trượt cả 4 nguyện vọng đầu, thiếu 0,2-1 điểm.

Cầm giấy báo đỗ của trường Đại Nam, Hoa vui nhưng đắn đo khi các khoản cần nộp gần 13 triệu đồng, gồm 11 triệu học phí kỳ I. Cộng cả tiền thuê nhà, ăn ở, em phải cầm theo ít nhất 20 triệu đi nhập học.

"Với gia đình thuần nông, lại có ba chị em đang đi học, khoản tiền đó rất lớn", Hoa nói. "Nghĩ đến cảnh bố mẹ chật vật xoay tiền, em quyết định không nhập học".

Hoa là một trong hơn 122.000 thí sinh đỗ nhưng bỏ nhập học, chiếm 18,13% số thí sinh trúng tuyển đợt 1.

Đại diện một số trường nhận định việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó đầu tiên là do học phí cao, như trường hợp của Hoa.

Thống kê từ 110 trường đại học cho thấy học phí với tân sinh viên năm học này phổ biến quanh mức 20-35 triệu đồng. So với năm học trước, mức thu của nhiều trường tăng khoảng 10%. Ngoài ra, sinh viên cần chi tiền phòng trọ, điện, nước, internet, gửi xe, ăn uống, học thêm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học...

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công thương TP HCM, cho rằng đây là rào cản lớn.

"Một sinh viên ở trường công lập trung bình mỗi tháng cần khoảng 10 triệu đồng cho mọi khoản. Nếu học trường tư, chi phí có thể lớn hơn rất nhiều", ông Sơn nói. "Nhưng cơ chế cho sinh viên vay tiền để học tập còn bất cập".

Hiện, Ngân hàng Chính sách xã hội cho sinh viên hộ nghèo, cận nghèo, hoặc gặp khó khăn tài chính do các tình huống bất ngờ vay tiền đi học - tối đa 4 triệu đồng mỗi tháng. Theo ông Sơn, mức này chưa đủ.

Đại diện trường Đại học Mở Hà Nội, Mỏ - Địa chất cũng nhận định chi phí học đại học khá lớn là một phần nguyên nhân khiến thí sinh bỏ nhập học. Riêng trường Mỏ - Địa chất thống kê tỷ lệ bỏ khoảng 5-10% mỗi năm (100-200 người).

Trong gần 3.000 lượt độc giả tham gia khảo sát của VnExpress hôm 28/8, có 73% đồng tình rằng "học phí vượt quá khả năng chi trả" là lý do khiến các thí sinh từ chối cơ hội vào đại học đợt 1.

Theo TS Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, nhiều phụ huynh, thí sinh đã nhận thức được việc "học đại" một trường đại học nào đó vừa tốn kém, vừa có thể thất nghiệp do không có động lực học tập, kết quả kém. Ông Khánh ghi nhận nhiều em chọn cao đẳng vì chi phí thấp hơn, chỉ vài trăm nghìn đến hơn một triệu đồng một tháng.

"Những năm qua, tình hình tuyển sinh của trường rất khả quan. Hết tháng 8, trường đã tuyển được trên 2.000 thí sinh, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái", ông Khánh nói. "Có em đạt 28, 29 điểm xét tuyển đại học vẫn đăng ký vào trường".

Lý do thứ hai, theo các chuyên gia là thí sinh đỗ nguyện vọng không yêu thích, dẫn đến thay đổi định hướng.

"Có bạn đỗ ở nguyện vọng thứ 13 vào một ngành không mong muốn", PGS.TS Lê Xuân Thành, Trưởng phòng Công tác sinh viên, trường Đại học Mỏ - Địa chất, cho hay. "Do đó, một số bỏ để chuyển hướng học nghề hay đăng ký xét tuyển đợt 2 vào trường khác".

Trưởng phòng đào tạo một đại học lớn ở Hà Nội đồng tình với ý kiến này. Ở trường ông, nhiều thí sinh trúng tuyển nguyện vọng dự phòng vào các chương trình liên kết quốc tế, học phí cao hơn thông thường.

"Khi đăng ký, các em không để ý học phí, chương trình đào tạo. Đến lúc đỗ, thí sinh đi tìm hiểu kỹ mới vỡ lẽ rồi bỏ", ông kể.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Thạc sĩ Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tuyển sinh, Đại học Mở Hà Nội, còn cho rằng nhiều thí sinh không xác nhận nhập học vì không đọc kỹ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông kể có em nghĩ chỉ cần đến trường làm thủ tục, trong khi Bộ yêu cầu còn phải xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống chung trước ngày 27/8.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/8 cho biết một số thí sinh khi nhập học trực tiếp tại trường mới phát hiện ra sơ suất này. Để hỗ trợ các em, Bộ mở lại hệ thống đến 17h ngày 31/8.

Ông Lê Xuân Thành cho biết thêm còn tỷ lệ nhỏ thí sinh bỏ nhập học vì những lý do như không muốn xa người yêu, đỗ trường ở phía Bắc nhưng gia đình đột ngột chuyển vào Nam, du học...

Đại diện các trường cho rằng việc nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng bỏ nhập học là "bình thường, phổ biến và đã được dự đoán trước". Như năm ngoái, số thí sinh diện này cũng lên tới 118.000.

Ông Phạm Thái Sơn cho biết tỷ lệ thí sinh không nhập học vào trường là 20-23%. Tuy nhiên, nhờ đã dự đoán trước, trường vẫn tuyển đủ. Trường Mỏ - Địa chất và Mở Hà Nội cũng tương tự nên không bị bất ngờ.

Dương Tâm - Bình Minh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Theo đại diện các trường đại học, rào cản về học phí là một trong những lý do khiến thí sinh trúng tuyển nhưng từ chối đến giảng đường. Ngoài ra, một số thí sinh đã có lựa chọn khác, chỉ xem đăng ký xét tuyển đại học là một giải pháp dự...
3 tuần trước - Hơn 122.000 trong khoảng 673.600 thí sinh đỗ đại học nhưng không xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3 tuần trước - Bộ Giáo dục và Đào tạo kéo dài thời gian xác nhận nhập học đến 17h ngày 31/8, thay vì kết thúc từ hôm qua như kế hoạch ban đầu.
2 tuần trước - Thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học không còn là hiện tượng lạ trong mỗi mùa tuyển sinh đại học (ĐH). Năm nay, số thí sinh thuộc diện này là trên 122.000, cao hơn năm trước khoảng 5.000 em.
2 tuần trước - 113 trường đại học thông báo tuyển bổ sung ít nhất hơn 28.000 sinh viên, trong đó Đại học Hồng Đức lấy điểm sàn tới 28,58 - cao nhất.
Xem tin bài khác
46 phút trước - Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế cho hơn 940.000 học sinh nghỉ ngày 19/9 để tránh bão, các trường ở Đà Nẵng đã nghỉ từ chiều nay.
1 giờ trước - Bám sát sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường ĐH đã công bố định hướng tuyển sinh cho năm sau. Đáng chú ý trong đó là điều chỉnh về tổ hợp môn xét tuyển.
1 giờ trước - Đọc và xem những bài viết trên Báo Thanh Niên về thiệt hại nặng nề của ngành giáo dục sau bão lũ, tôi và nhiều độc giả nghe tim mình quặn thắt. Hậu quả của trận lũ lịch sử đối với nhà trường, học sinh và thầy cô giáo rất nặng nề, cần...
2 giờ trước - Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 'quy mô, tính chất rất mới' và 'rất hệ trọng'.
2 giờ trước - Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học vào hôm nay, 19.9.