ttth247.com

Malaysia tuyên bố vẫn thăm dò dầu khí ở Biển Đông, bất chấp Trung Quốc phản đối

Phát biểu khi đang thăm Nga, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tuyên bố quốc gia Đông Nam Á này sẽ không dừng hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Theo Hãng tin Reuters, ngày 5-9, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tuyên bố các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia nằm trong lãnh thổ của nước này và không nhằm mục đích khiêu khích hoặc thù địch với Trung Quốc, trong lúc hai nước có quan hệ hữu nghị.

"Dĩ nhiên chúng tôi sẽ phải hoạt động trong vùng biển của mình và đảm bảo lợi ích kinh tế, gồm cả việc khoan dầu, trên lãnh thổ của chúng tôi" - ông Anwar nói trong cuộc họp báo ở TP Vladivostok (Nga).

Nhà lãnh đạo Malaysia cho biết thêm: "Chúng tôi chưa bao giờ phủ nhận khả năng thảo luận (với Trung Quốc). Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi phải dừng hoạt động trong khu vực của mình".

Một ngày trước đó, Bộ Ngoại giao Malaysia tuyên bố họ sẽ điều tra vụ rò rỉ công hàm ngoại giao mật từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Công hàm này được truyền thông Philippines đăng tải. Trong công hàm, Trung Quốc nói rằng hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt của Malaysia ở Biển Đông đã xâm phạm cái gọi là lãnh thổ của nước này.

Theo Hãng tin Reuters, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả một số phần trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý của các nước như Philippines, Malaysia... làm phức tạp thêm các nỗ lực thăm dò dầu khí của một số quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, năm 2016, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan đã ra phán quyết, bác bỏ cái gọi là "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò) do Trung Quốc tự vẽ ra để tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích ở Biển Đông. Theo phán quyết, yêu sách của Trung Quốc đối với khoảng 90% Biển Đông là không có cơ sở theo luật quốc tế.

Petronas, công ty dầu khí quốc gia Malaysia, vận hành các mỏ dầu khí ở Biển Đông trong EEZ của Malaysia, nhưng trong những năm gần đây đã có một số cuộc chạm trán với tàu Trung Quốc.

Năm ngoái, Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) cho biết tàu hải cảnh Trung Quốc đã hoạt động gần khu vực phát triển khí đốt Kasawari của Petronas, và có thời điểm đến gần khu vực triển khai dự án với khoảng cách 2,4km. AMTI thông tin tàu hải quân Malaysia cũng hiện diện trong khu vực.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bất động sản Malaysia không phải là lĩnh vực duy nhất có thể hưởng lợi từ sự chú ý của người dân Trung Quốc.
1 tháng trước - Với chủ đề "ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường", Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần 57 (AMM-57) khai mạc hôm 25-7 tại Lào đề cao đoàn kết và duy trì cách tiếp cận cân bằng trước các vấn đề lớn của khu vực và thế giới.
3 tuần trước - Chị gái của bà Alice Guo, cựu thị trưởng Philippines bị nghi là người Trung Quốc, đã nêu lý do trốn ra nước ngoài của bà.
1 tháng trước - Đối mặt với 'cuộc chiến' khốc liệt ở thị trường trong nước, các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đã chuyển sang 'khám phá' thị trường nước ngoài, tung ra những dịch vụ hấp dẫn để cạnh tranh nhau.
1 tuần trước - Nhiều nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở châu Á đang gặp tình trạng tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ngày càng tăng.
Xem tin bài khác
9 phút trước - Thủ lĩnh Hezbollah cáo buộc Israel đứng sau loạt vụ nổ thiết bị liên lạc ở Lebanon, mô tả hành động này đã "vượt mọi lằn ranh đỏ".
9 phút trước - Nga tuyên bố tập kích cơ sở liên lạc chủ chốt và loạt mục tiêu quan trọng ở Ukraine, trong khi Kiev tuyên bố chặn đòn tấn công của Moskva.
9 phút trước - Hàng loạt thiết bị phát nổ khiến nhiều thành viên Hezbollah bị thương tổn vĩnh viễn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mạng lưới liên lạc, làm suy yếu hoạt động của nhóm.
9 phút trước - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có các bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79, trong chuyến công du Mỹ.
9 phút trước - Cảnh sát Israel bắt một công dân với cáo buộc được Iran chiêu mộ để lập kế hoạch ám sát các quan chức, trong đó có Thủ tướng Netanyahu.