ttth247.com

'Mấy chục năm đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, chỉ trồng lúa thì không khá nổi'

Đề nghị phân bổ hợp lý đất trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long

Chiều 10.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tờ trình quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại tờ trình, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân cho hay, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép chủ trương lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia nói trên, trình Quốc hội thông qua trong năm 2025.

'Mấy chục năm đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, chỉ trồng lúa thì không khá nổi'- Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới nêu ý kiến tại phiên họp

ẢNH: GIA HÂN

Ông Ngân cũng cho biết, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất, gồm: nhóm đất nông nghiệp (gồm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (gồm đất quốc phòng, đất an ninh).

Báo cáo của Chính phủ khẳng định, việc tính toán, xác định 8 chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia điều chỉnh lần này cần phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và địa phương.

Trong đó, ưu tiên bố trí quỹ đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, giữ ổn định quỹ đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, quản lý chặt chẽ đất rừng, duy trì độ che phủ rừng để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới đề nghị qua đợt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất lần này cần nghiên cứu để phân bổ hợp lý diện tích đất trồng lúa của vùng đồng bằng sông Cửu Long với các vùng khác; đồng thời phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước, nhất là việc phát triển hợp lý về công nghiệp và các ngành khác.

Theo ông Tới, việc quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long cơ bản là đất trồng lúa khiến vùng này bị giới hạn rất nhiều do không thể phát triển được các ngành công nghiệp, dịch vụ. "Tôi suy nghĩ rằng, trồng lúa rất là tốt rồi. Nhưng không có đất nước, nơi nào giàu lên do trồng lúa hết mà phải phát triển công nghiệp và dịch vụ khác", ông Tới bày tỏ.

Ông Tới nói, thời bao cấp, khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, cả nước đang thiếu lương thực, đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nơi làm lương thực cứu nơi khác thoát đói. "Nhưng mấy chục năm qua, người dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo. Chỉ trồng lúa thì người dân không khá nổi. Tôi đề nghị điều chỉnh đất trồng lúa hợp lý giữa vùng miền và thứ hai là để phát triển công nghiệp hợp lý", ông Tới nhấn mạnh.

'Mấy chục năm đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, chỉ trồng lúa thì không khá nổi'- Ảnh 2.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ý kiến tại phiên họp

ẢNH: GIA HÂN

"Địa phương nào được giao đất lúa nhiều đúng là rất khó"

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, nguyên tắc của việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia là đảm bảo nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. "Các đồng chí biết đất là không nở, có bao nhiêu đó thôi, làm sao quy hoạch sử dụng hiệu quả. Ông bà ta nói tấc đất là tấc vàng", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Ông cũng lưu ý nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch phải tuân thủ đảm bảo yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, an ninh lương thực, nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng, hệ sinh thái; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

"Vấn đề an ninh lương thực hết sức quan trọng. Vì sao chúng ta giữ đất trồng lúa, dù trồng lúa thì lời không nhiều, chỉ có thể đủ ăn hoặc thiếu ăn nhưng vì an ninh lương thực quốc gia, cũng là đóng góp an ninh lương thực quốc tế. Các đồng chí thấy nước ta nằm top đầu xuất khẩu gạo", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội phân tích, qua tình hình thế giới nhiều biến động vừa qua, ngay cả dịch Covid-19, chúng ta thấy vấn đề an ninh lương thực cũng đặt lên hàng đầu. "Thành ra bất cứ giá nào trong quy hoạch sử dụng đất cũng phải tính đến an ninh lương thực, nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

'Mấy chục năm đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, chỉ trồng lúa thì không khá nổi'- Ảnh 3.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giải trình tại phiên họp

ẢNH: GIA HÂN

Giải trình, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất lần này sẽ có chỉ tiêu tăng rất lớn như chỉ tiêu đất giao thông.

"Giờ chỉ cần Quốc hội bấm nút thông qua dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam thì nhu cầu sử dụng đất giao thông sẽ tăng lên rất lớn. Và không thể lấy từ đâu khác ngoài 3,5 triệu ha đất nông nghiệp và 15,6 triệu ha đất lâm nghiệp", ông Hà nêu.

Tuy nhiên, Phó thủ tướng thừa nhận, khi điều chỉnh chỉ tiêu này thế nào phải có nghiên cứu rất kỹ. Làm sao đảm bảo an ninh lương thực nhưng nên giữ bao nhiêu, ở đâu cần phải giữ, phân bổ thế nào đó để trách nhiệm về đảm bảo an ninh lương thực này phải "tương đối hài hòa".

Nhấn mạnh việc giữ 3,5 triệu ha đất lúa là chủ trương của Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, cũng cần phải tính toán việc sử dụng 3,5 triệu ha đất lúa này thế nào cho hiệu quả hơn. "Hiện giờ, địa phương nào được giao đất lúa nhiều thì đúng là rất khó", ông nói thêm.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho rằng với riêng Đồng bằng sông Cửu Long, việc quy hoạch đất trồng lúa phải kết hợp việc phát triển hợp lý về công nghiệp và các ngành khác.
2 tuần trước - Nữ sinh Lưu Thị Kim Thoa ở phố Hàng Đào năm 1954 không nghĩ một ngày sẽ rời phố cổ về sống ở Dương Nội, Hà Đông - cái tên khi ấy chưa thuộc Hà Nội.
3 tuần trước - Ngày tôi mới về Trại sáng tác văn học Quân khu 5, vừa kịp thả ba lô thì nhà văn Nguyễn Chí Trung - Trại trưởng - đã phát lệnh cử tôi về Sơn Mỹ.
1 tuần trước - Sâu hun hút trong con hẻm 214 Nguyễn Trãi (Q.1, TP.HCM) là những căn nhà lụp xụp xen lẫn giữa những ngôi nhà cao tầng. Đây là xóm trọ của gần 300 mảnh đời quê Phú Yên mưu sinh bằng nghề bán vé số.
1 tuần trước - Dãy nhà trọ trong hẻm trên đường số 1 (phường 16, quận 8, TPHCM), là nơi tá túc của những gia đình hành nghề ăn xin. Hằng ngày các em nhỏ bị đẩy ra đường ngửa tay xin tiền…
Xem tin bài khác
19 phút trước - Chiều nay (24/10), bão Trà Mi đã vượt qua miền Trung Philippines vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 6 năm nay. Dự báo bão tăng cấp trở lại, hướng về vùng biển miền Trung nước ta trước khi đổi hướng liên tục. Đây được nhận định là cơn bão...
49 phút trước - Hiện có tình trạng các đối tượng dẫn dụ nạn nhân cài đặt app ngân hàng giả mạo trên điện thoại. Các ứng dụng này có chứa mã độc và chiếm quyền điều khiển điện thoại để đánh cắp thông tin.
50 phút trước - Một hầm đạn chứa 63 vật liệu nổ như đạn pháo, cối còn sót lại từ chiến tranh được các nhân viên dự án NPA/RENEW rà tìm và hủy nổ an toàn, trả lại đất sạch để bà con canh tác.
50 phút trước - Sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online về cột điện 'mọc' giữa hẻm ở quận 3, Công ty Điện lực Sài Gòn đã phối hợp địa phương khảo sát thực tế để đưa ra giải pháp di dời cột điện.
1 giờ trước - Tuyến huyết mạch kết nối TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu hai năm qua xuống cấp nghiêm trọng do chậm xác định "chủ sở hữu" để kịp thời cải tạo toàn diện.