ttth247.com

Mệt mỏi, tụt huyết áp nhập viện, phát hiện bị sốc nhiễm trùng đường tiết niệu

Khai thác bệnh sử ghi nhận, cách nhập viện một ngày, người bệnh khởi phát cơn đau bụng quanh rốn âm ỉ, thỉnh thoảng đau tức hông phải, đại tiện phân sệt. Được biết, bà C. có tiền căn mắc nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á (TP.HCM), người bệnh được các bác sĩ hồi sức nâng huyết áp với bù dịch và hai loại thuốc vận mạch; song song đó, thăm khám kỹ lưỡng nhiều chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân.

Ngày 19.9, thạc sĩ - bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Vĩnh Bình, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á (TP.HCM), cho biết điều đặc biệt là khám lâm sàng bệnh nhân này không có dấu hiệu nào đặc trưng của bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đồng thời, các bác sĩ chụp cắt lớp vi tính cho thấy thận phải ứ nước độ 1, niệu quản không giãn, các xét nghiệm chỉ điểm nhiễm khuẩn trên hệ tiết niệu không rõ ràng, xét nghiệm nước tiểu không ghi nhận bất thường.

Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp sốc nhiễm khuẩn từ đường niệu không điển hình và lập tức chỉ định nội soi đặt thông JJ bể thận – niệu quản phải – bàng quang cấp cứu.

Trong quá trình phẫu thuật, ê kíp ghi nhận mủ đục chảy xuống từ ghi đặt thông JJ bể thận – niệu quản phải – bàng quang. Ngay sau khi đặt thông JJ cấp cứu, bệnh nhân tiếp tục hồi sức tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân cải thiện huyết áp và ngưng thuốc vận mạch ngay trong đêm, bệnh nhân được chuyển qua khoa Ngoại tiết niệu để theo dõi chăm sóc tiếp tục vào sáng hôm sau với diễn tiến cải thiện rất ngoạn mục.

Mệt mỏi, tụt huyết áp nhập viện, phát hiện bị sốc nhiễm trùng đường tiết niệu- Ảnh 1.

Bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật

ẢNH: BSCC

Bác sĩ Bình cho biết, đây là trường hợp sốc nhiễm khuẩn từ đường tiết niệu do thận phải ứ nước nhiễm khuẩn, triệu chứng bệnh không điển hình và không có dấu hiệu chỉ điểm, diễn tiến lâm sàng thay đổi rất nhanh, có tụt huyết áp phải dùng vận mạch. Do không điển hình nên rất dễ bỏ sót và nếu chúng tôi không quyết liệt đưa ra quyết định đặt thông JJ cấp cứu thì bệnh nhân có thể đối mặt với diễn tiến xấu và nguy cơ tử vong rất cao.

Hiện tại, bệnh nhân hồi phục rất tốt, sinh hiệu ổn, không sốt, sonde niệu đạo nước tiểu vàng trong khoảng 4500ml/24h, xét nghiệm lại bilan nhiễm trùng, chức năng thận cải thiện tốt. Bệnh nhân tiếp tục điều trị kháng sinh với kháng sinh đồ theo đúng phát đồ điều trị.

Theo ước tính, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết từ đường tiết niệu là 30% đến 40%. Mức độ nghiêm trọng của bệnh thường liên quan đến hội chứng suy hô hấp cấp tính, tổn thương thận cấp tính và bệnh đông máu nội mạch lan tỏa, suy đa cơ quan.

Theo bác sĩ Bình, bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp phải các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết như sốt, lạnh run, thay đổi tri giác, tụt huyết áp thì cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bởi lẽ, một khi biến chứng này xuất hiện thì nguy cơ người bệnh tử vong là rất cao. Khi người bệnh được chẩn đoán bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hãy tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn nhiễm khuẩn tiến triển thành biến chứng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bệnh nhân nam 25 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội, sốt 5 ngày nhập viện xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết Dengue, trong quá trình điều trị bệnh nhân có tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc.
13 giờ trước - Hội chứng “trái tim tan vỡ“ (còn gọi là Hội chứng Takotsubo) xuất hiện trên những người có trái tim hoàn toàn khỏe mạnh nhưng bị căng thẳng về vấn đề tâm lý. Đây là bệnh không chỉ tác động lên sức khỏe tâm thần của bệnh nhân mà quan trọng...
1 tuần trước - Con gái tôi 10 tháng tuổi, vài ngày trước bé sốt 38-39 độ C, chảy nước mũi và nước mắt như bị cúm.
1 tháng trước - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết nặng, diễn biến phức tạp, biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao.
1 tháng trước - Hà Nội- Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết nặng, biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.