ttth247.com

Mệt mỏi vì kẹt xe ở TP.HCM

Giờ nào cũng tắc, ngày nào cũng kẹt

Đã 2 tuần kể từ ngày vào TP.HCM nhập học, Nguyễn Hoàng (18 tuổi, quê Hà Nội) vẫn chưa hết "choáng" với mật độ phương tiện dày đặc của TP.HCM. Nhà ở H.Nhà Bè, hằng ngày, Hoàng di chuyển quãng đường gần 17 km đến trường đại học ở Q.Bình Thạnh. Ngày đầu tiên nhập học, tìm kiếm trên Google Maps, ứng dụng ước tính thời gian di chuyển mất 40 phút nên Hoàng bắt đầu đi lúc 6 giờ 10, chỉ tính dôi dư thêm 10 phút vì nghĩ đi sáng sớm, đường chưa nhiều xe.

"Vậy mà đến 7 giờ 6 phút em mới tới trường, đi mất gần 1 tiếng đồng hồ. Kẹt xe kinh khủng từ cầu Rạch Đĩa 2 tới cầu Rạch Bàng 2 đến cầu Kênh Tẻ, rồi sang phía Xô Viết Nghệ Tĩnh, chỗ nào cũng kẹt. Mấy hôm sau em đi sớm trước 6 giờ thì phía H.Nhà Bè, Q.7 đường thoáng, nhưng sang tới Q.Bình Thạnh lại đúng giờ mọi người đổ ra đường. Có hôm em đi buổi chiều, dòng xe gần như đứng yên trên đường đoạn đó, đi tới trường mất hơn 1 giờ 30 phút", cậu sinh viên chia sẻ.

Mệt mỏi vì kẹt xe ở TP.HCM- Ảnh 1.

Đường phố TP.HCM hầm hập xe cộ ngay giờ thấp điểm

ẢNH: NHẬT THỊNH

Người mới tới TP.HCM thì thảng thốt, còn người dân đã nhiều năm sinh sống tại TP ngày càng mệt mỏi mỗi khi ra đường. Phía khu nam TP, người dân mòn mỏi chờ từng ngày hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thông xe bởi tình trạng dòng xe container, ô tô xếp hàng dài qua cầu Rạch Đĩa 2, cầu Kênh Tẻ và trên đường Nguyễn Văn Linh ngày càng trầm trọng. Đến xe máy cảm giác cũng không còn khoảng trống để lách lên. Hơn một tháng nay, lần lượt các tuyến đường dưới chân cầu Kênh Tẻ hướng về phía Q.4 luân phiên sửa đường ống nước, dòng xe bị mất một phần đường thoát nên càng dồn thêm ùn ứ dọc đường Khánh Hội, Tân Vĩnh.

Phía đông, phía bắc, các nút giao thông như ngã tư Hàng Xanh, nút giao An Phú và những tuyến đường ra vào cảng Cát Lái (TP.Thủ Đức), đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình), Trường Trinh (Q.Tân Phú), cầu vượt Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp)… trở thành những giao lộ ám ảnh, nhất là vào khung giờ cao điểm.

Mới nhất, trạm thu phí BOT Phú Hữu chính thức thu phí vấp phải phản ứng của tài xế khiến đường Nguyễn Thị Định nối vào cảng Phú Hữu càng thêm ùn tắc trầm trọng. Một lượng lớn phương tiện dồn ra phía các cổng A, B, C cảng Cát Lái… "phong ấn" luôn các tuyến đường liên quan.

Khu vực trung tâm cũng vậy, hàng loạt tuyến đường như Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1)… kéo ra tới khu vực đường Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu, Cách Mạng Tháng Tám (Q.3)… từ sáng đến chiều, lúc nào cũng hiển thị màu vàng và đỏ trên bản đồ, lưu ý các tài xế về tình trạng xe đông, di chuyển chậm.

Mệt mỏi vì kẹt xe ở TP.HCM- Ảnh 2.

Người dân mệt mỏi vì hễ ra đường là thấy xe cộ ùn ứ xếp hàng

ẢNH: NHẬT THỊNH

"Không hiểu sao dạo này ùn tắc khắp mọi nơi. Mọi người cứ bảo đi qua Kênh Tẻ thì phải trước 7 giờ và sau 8 giờ 30, qua Xô Viết Nghệ Tĩnh thì chờ sau 9 giờ mới hết tắc… nhưng có hôm tôi né, chờ đến 10 giờ mới ra khỏi nhà mà vẫn thấy toàn xe là xe xếp hàng trên đường. Mấy nay trời mưa gió, lại càng kinh khủng hơn. Gần một tháng nay tôi thậm chí phải linh động làm việc online ở nhà, có việc gì quan trọng mới lên cơ quan, vì ùn tắc mệt mỏi quá. Giờ nào cũng kẹt, cuối tuần trong tuần gì cũng đông xe hết", chị Thanh Hương (ngụ Q.7, TP.HCM) than thở.

"Nhờ" trí tuệ nhân tạo trợ lực

Theo Sở GTVT, dự báo từ mô hình mô phỏng, đến năm 2025, nhu cầu giao thông tại TP sẽ đạt trên 41 triệu lượt đi lại/ngày. Sự gia tăng nhanh chóng phương tiện cơ giới cá nhân dẫn đến tình trạng quá tải nghiêm trọng cho mạng lưới đường giao thông đô thị, đặc biệt trong giờ cao điểm.

Lãnh đạo Sở GTVT cho biết từ nay đến cuối năm là giai đoạn chạy nước rút của hàng loạt công trình trọng điểm. Những dự án người dân mong đợi nhiều như cầu đường Phước Long, Rạch Đỉa, Tân Kỳ - Tân Quý, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, toàn bộ hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ... dự kiến hoàn thành trong năm nay. Dự án đặc biệt quan trọng kết nối liên vùng là dự án xây dựng đường Vành đai 3 cũng đang được tập trung triển khai, quyết tâm hoàn thành cơ bản trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Tuyến metro số 1 cũng đang ở giai đoạn cuối chuẩn bị về đích… Những dự án hạ tầng quan trọng, sau khi hoàn thành chắc chắn sẽ góp phần giải tỏa nút thắt giao thông của TP.

Mặc dù khẳng định sau thời kỳ này giao thông TP.HCM sẽ có cải thiện, song lãnh đạo ngành giao thông TP thừa nhận phải xác định giải quyết giao thông ở một siêu đô thị hơn 13 triệu dân, không thể tham vọng chuyển đổi nhanh chóng hay kỳ vọng làm đủ đường đáp ứng mọi nhu cầu di chuyển của người dân. Cần quá trình tịnh tiến đi cùng các chương trình được thực hiện bài bản ở trung hạn và dài hạn, bồi đắp thêm các giải pháp để tình hình dần được cải thiện. Ðó là lý do TP đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, bổ sung nhiều giải pháp phi công trình để cải thiện tình hình trên nền hạ tầng còn hạn chế hiện nay.

Thời gian qua, TP đã đưa vào khai thác mô hình mô phỏng dự báo giao thông trong công tác quản lý, quy hoạch giao thông đô thị. Hệ thống này điều khiển đèn tín hiệu giao thông khu vực trung tâm TP theo các kịch bản linh hoạt phù hợp với tình hình giao thông thực tế, tổ chức giao thông "làn sóng xanh" nhằm tối ưu hóa dòng giao thông, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt tại các nút giao. Ngoài giám sát, những khu vực này sẽ có hệ thống thu thập lưu lượng, vận tốc của phương tiện trên tuyến đường, đưa vào mô hình, từ đó điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu phù hợp với từng tuyến trong từng khoảng thời gian khác nhau. Nhờ vậy, trên địa bàn TP hiện không còn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút, chỉ ghi nhận xảy ra một số vụ ùn ứ mà nguyên nhân do tai nạn, sự cố đột xuất và vào dịp lễ, tết, người dân về quê nghỉ lễ hoặc phương tiện gia tăng đột biến tại các khu vực cửa ngõ, sân bay, cảng... khiến xe di chuyển chậm.

Hiện nay, Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng hiệu quả nhất việc tối ưu hóa dòng phương tiện thông qua hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI). Phần mềm mô phỏng giao thông hiện hữu sẽ cho thấy trực quan các dòng giao thông hiện trạng cũng như các phương án dự kiến tổ chức giao thông, từ đó đưa những đánh giá các giải pháp cụ thể để chọn phương án tối ưu. Đồng thời, hệ thống sẽ đưa ra nhiều thông số giúp đơn vị chức năng đánh giá tác động của phương án tổ chức giao thông trước và sau khi thực hiện, góp phần giảm ùn tắc, kẹt xe trên địa bàn TP.

Phải xác định để kéo giảm ùn tắc giao thông ở TP.HCM, cần đồng bộ nhiều giải pháp, kết hợp giữa hạ tầng, công nghệ và nhiều giải pháp phi công trình khác. Có công nghệ sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc chủ động điều tiết giao thông một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Không hẹn mà gặp, hều hết startup Việt được JETRO lựa chọn để giới thiệu với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đều làm cả B2B và B2C. Khởi nguyên, Cricket One chỉ làm B2B và mới lấn sân sang B2C từ năm 2023; ngược lại, AirX đi từ B2C đến...
3 tuần trước - Tin tức đáng chú ý: Yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm tại các chợ TP.HCM; Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng bằng khen cho hai người cứu tài xế giữa nước lũ; Tìm đơn vị khai thác tuyến đường thủy từ TP.HCM đi Tiền Giang...
3 tuần trước - Khởi nghiệp ngót hai thập kỷ, hiện sở hữu chuỗi trái cây nhập khẩu 55 cửa hàng ở cả Hà Nội và TP HCM, nhưng khi Google cái tên “Nguyễn Xuân Hải” – Founder kiêm CEO Klever Fruit, kết quả ít đến ngạc nhiên.
1 tháng trước - Từ khi về ở tại Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức), việc đến trường đã không còn là nỗi ám ảnh, lo lắng của nhiều gia đình khi không còn cảnh dậy sớm mệt mỏi, ăn uống vội vàng và chen chúc trên những con đường bụi bặm chật kín xe cộ. Tại...
1 tuần trước - "Rồi bố nói với con gái, bố mẹ sẽ mở công ty ở Sài Gòn. Bố mẹ sẽ chạy lại xe khách, sẽ tiên phong làm thử ở miền Nam cho xe chạy suốt, chạy đúng giờ, không đón khách dọc đường, không nhồi nhét khách… Bố bảo: Việc dễ thì làm nhanh, việc...
Xem tin bài khác
14 phút trước - Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang ngày càng sôi động, việc tìm kiếm một căn nhà phố cao cấp với mức tài chính hợp lý trở thành một thách thức không nhỏ đối với nhiều gia đình trẻ.
43 phút trước - Giá vàng hôm nay trên thế giới tăng hơn 1% sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chính thức bắt đầu chu kỳ nới lỏng bằng cách cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản (bps), tương đương 0,5%.
43 phút trước - Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.
43 phút trước - Tỉnh Bình Dương sẽ động thổ dự án trọng điểm KCN Cây Trường, và vòng xoay A1 trong sự kiện công bố quy hoạch tỉnh.
44 phút trước - Cơn bão số 3 và đợt lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế ở 26 tỉnh, thành miền Bắc (những địa phương này đóng góp 41% GDP cả nước). Trước nguy cơ kinh tế có thể gặp khó, các chuyên gia khẳng định ngay lúc này, cần...