ttth247.com

Một ngày sau khi bị tố "hoạt động chui", Temu gửi đơn xin đăng ký hoạt động ở Việt Nam

Chiều 24/10, đại diện Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu vừa có văn bản chính thức gửi cơ quan nàyvề việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam khi gia nhập thị trường.

Temu tức tốc xin đăng ký sau khi bị tố hoạt động "chui"

Temu thuộc PDD Holdings (Trung Quốc) - tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo - chưa công bố chính thức vào Việt Nam. Từ cuối tháng 9, dù chưa đăng ký kinh doanh thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhưng người dùng đã có thể vào các kho ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt.

Một ngày sau khi bị tố "hoạt động chui", Temu gửi đơn đăng ký hoạt động ở Việt Nam- Ảnh 1.

Một ngày sau khi bị tố hoạt động không phép, Temu đã gửi đơn đăng ký hoạt động đến Bộ Công Thương (Ảnh minh hoạ).

Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trung bình 25%/năm, thuộc top đầu so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á.

Thị trường bán lẻ TMĐT ước đạt 20,5 tỷ USD năm 2023, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến hiện đang vượt ngưỡng 61 triệu người và giá trị mua sắm trực tuyến của một người vào khoảng 336 USD.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cùng với sự phát triển nhanh và năng động của TMĐT, Việt Nam trở thành điểm đến mới của các nền tảng TMĐT xuyên biên giới, trong đó có Temu.

Temu là nền tảng TMĐT xuyên biên giới có ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về TMĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP).

Ngày 24/10/2024, Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật TMĐT Việt Nam khi gia nhập thị trường.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới nói chung, trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã triển khai quyết liệt hàng loạt các biện pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành công điện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về TMĐT.

Trong đó, có nội dung nghiên cứu, đề xuất ban hành Luật chuyên ngành về TMĐT nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động TMĐT xuyên biên giới và sửa đổi Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị  Tổng cục Quan lý thị trường  phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát các hàng hoá, sản phẩm từ các nền tảng xuyên biên giới; Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, có những biện pháp tuyên truyền kịp thời đến người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới; trong trường hợp phát sinh những vi phạm, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để có biện pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp.

Theo đại diện Bộ Công Thương, cơ quan này đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn TMĐT chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực TMĐT. 

Trước đó, ngày 23/10, như Dân Việt đưa tin, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, theo quy định, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam phải đăng ký theo Nghị định 52 và Nghị định 85 sửa đổi về TMĐT.

Tuy nhiên, Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Temu là sàn TMĐT xuyên biên giới, được thành lập bởi PĐ Holdings (Trung Quốc) - nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay. Mấy ngày gần đây, Temu mở tính năng bán hàng tại Việt Nam và chạy quảng cáo rầm rộ đến người tiêu dùng. Trước thực tế trên, Bộ Công Thương sẽ có một loạt phương án giải quyết về trường hợp của Temu, trong đó trường hợp xấu nhất là yêu cầu sàn TMĐT này dừng hoạt động tại Việt Nam.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương các sàn bán lẻ online xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, ngôn ngữ hiển thị là Tiếng Việt, hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch một năm từ Việt Nam phải đăng ký hoạt động. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thừa nhận thực tế, vẫn có nền tảng chưa tuân thủ quy định này.

Liên quan đến vấn đề các trang thương mại điện tử của Trung Quốc như Temu, Shein, Taobao… đăng ký hoạt động tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng khẳng định, các sàn TMĐT nước ngoài khi vào Việt Nam đều phải đăng ký theo quy định.

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
37 phút trước - Sau khi bị 'bóc' hoạt động bán hàng chui ở Việt Nam, Temu ngay lập tức có văn bản chính thức gửi cơ quan chức năng Bộ Công Thương về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường.
Xem tin bài khác
22 phút trước - Bà Nguyễn Yến Linh - ái nữ tỉ phú Nguyễn Đăng Quang - vừa đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu MSN. Nếu giao dịch thành công, đây là lần đầu tiên con gái chủ tịch Masan nắm cổ phần tại tập đoàn cha mình.
31 phút trước - Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp Bộ Công thương để có những giải pháp yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử chấn chỉnh ngay việc lưu giữ thông tin để có thông tin xác thực cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước.
40 phút trước - Một siêu vật thể to gấp 200 lần tiểu hành tinh đã xóa sổ loài khủng long lại có thể là thứ giúp chúng ta hiện diện ngày nay trên Trái Đất.
40 phút trước - Chính quyền Thủ đô New Delhi Ấn Độ đang chuẩn bị khởi động việc thu phí ùn tắc giao thông với các phương tiện đi vào thành phố vào giờ cao điểm. Biện pháp đánh phí được thực thi với hy vọng giải quyết được tình trạng tắc nghẽn giao thông...
40 phút trước - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố dự báo mới về tình hình và triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới cùng những nền kinh tế lớn cho năm 2024, 2025.