ttth247.com

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống

Trao đổi với báo chí hôm nay, 11.9, về diễn biến thời tiết đang diễn ra tại miền Bắc, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, cho biết, số liệu mới nhất từ đêm qua đến sáng nay, phần lớn khu vực vùng núi và trung du bắc bộ lượng mưacó xu thế giảm đi so với 2 ngày trước đó.

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 1.

Lũ sông Hồng lên cao, khu vực phường Phúc Tân, Q.Hoàn Kiếm ngập đến ngang người

"Từ rạng sáng cho đến lúc này, mưa chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng và Đông Bắc bộ kéo vào Bắc Trung bộ. Chúng tôi dự báo hôm nay và đến hết ngày mai mưa sẽ tiếp tục ở giữa khu vực đồng bằng và Bắc Trung bộ. Khả năng sau ngày mai, mưa mới có dấu hiệu suy giảm", ông Khiêm dự báo.

Lũ sông Hồng liên tục tăng, rau xanh tại chợ Hà Nội tăng giá ‘chóng mặt'

Mối nguy hiểm vẫn kéo dài trong 1 - 2 ngày tới

Đề cập về diễn biến lũtrên khu vực sông Hồng và sông Thái Bình, ông Khiêm thông tin, từ đêm qua đến nay, lũ trên sông Hồng xu thế tăng. Đến 10 giờ sáng nay, mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên mức 11,02 m, thấp hơn báo động 3,48 m. So với dữ liệu quá khứ, mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên trên 11 m từng xảy ra vào năm 2004, tức là cách nay 20 năm. Thời điểm đó, mức cao nhất là 11,04 m.

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 2.

Ông Mai Văn Khiêm trao đổi với báo chí hôm nay 11.9

ẢNH: ĐÌNH HUY

Trong những giờ tới, theo ông Khiêm, do mực nước trên thượng nguồn vẫn biến đổi chậm nên có khả năng mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội có xu thế tăng nhưng ở mức chậm. "Chúng tôi đánh giá, với mực nước này, các nguy cơ liên quan đến phần hạ du là cao, đặc biệt vùng trũng, thấp, vùng ven sông; hầu hết các sông sẽ lên ở mức báo động 3", ông Khiêm đánh giá.

Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV Khu vực đồng bằng và trung du Bắc bộ nhận định còn một số tỉnh có nguy cơ cao như Thái Nguyên, Bắc Giang. Với Thái Nguyên, ông Hoà nói, có điều đặc biệt là chưa bao giờ tỉnh này xảy ra ngập lụt trong lịch sử, theo các số liệu được ghi nhận.

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 3.
Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 4.
Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 5.

Người dân ngoại thành Hà Nội vội vàng sơ tán tài sản, vật nuôi đến nơi an toàn 

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Còn ở Bắc Giang, theo ông Hòa, hầu hết các xã tiếp ranh với sông Thương, sông Cầu vẫn đang có xu hướng tăng lên trong 6 tiếng tới và đang duy trì ở mức báo động 3. Mối nguy hiểm vẫn có thể kéo dài trong 1-2 ngày tới.

"Đặc điểm lũ năm nay ở Bắc Giang giống lũ năm 2008 và 1986, thời điểm đã diễn ra đợt ngập úng kéo dài và gây ra rất nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội", ông Hòa đánh giá.

Ở khu vực Hà Nội, hiện tượng ngập úng ở vùng ven các sông chính, như sông Hồng, sông Đà, sống Đuống, sông Đáy cũng đã từng xảy ra. Dự báo trong 6 tiếng tới, mực nước ở các sông chính này cũng sẽ tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này nó sẽ đạt 1,3 m, tức là dưới mức báo động 3 khoảng 20 cm, và sau đó chững lại.

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 6.

Ông Võ Văn Hoà chia sẻ với báo chí

ẢNH: ĐÌNH HUY

Đánh giá về nguy cơ, ông Võ Văn Hoà cho rằng, trong khu vực nội thành như Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên cũng đang ngập úng, khả năng trong 6 tiếng tới, khi mực nước sông Hồng vẫn tăng lên thì nguy cơ này còn hiện hữu. Ngoài ra, một loạt các huyện ngoại thành như Ứng Hoà, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì, Gia Lâm, Đông Anh và quận Hà Đông vẫn chịu ảnh hưởng của các sông nhỏ, sông nội tỉnh đang lên và sẽ tiếp tục gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ.

"Hiện nguy cơ lớn nhất mà chúng tôi nhìn thấy là nguy cơ có thể xảy ra ngập úng kéo dài, xảy ra ở các huyện như Chương Mỹ. Nguyên nhân là do hiện nước ở các sông chính rất cao, việc thoát nước ra ngoài bị ảnh hưởng nên có thể xảy ra tình trạng kéo dài ngập úng. Chúng tôi đang tiến hành cung cấp các bản tin cảnh báo ngập ở TP.Hà Nội, chúng tôi cũng sẽ theo dõi chặt chẽ để thường xuyên đưa ra các cảnh báo lũ", ông Hoà cho hay.

Đánh giá thêm về đợt lũ lần này, ông Mai Văn Khiêm nhìn nhận, có thể nói đây là đợt lũ hiếm gặp và theo dữ liệu thống kê đến thời điểm hiện tại, ở hầu hết các điểm đo trên sông Hồng, sông Thái Bình, sông Thao, sông Lô… đều đã trên báo động 3. Trong đó, điểm đo trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái đã vượt giá trị lịch sử.

Mực nước cao, rút chậm

Cập nhật các thông tin "tích cực", ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý dự báo KTTV chỉ ra, hiện một số sông thượng nguồn sông Hồng như sông Thao, mực nước ở Lào Cai, Yên Bái đã đạt đỉnh và đang xuống.

Với việc hồ Hòa Bình đóng thêm 1 cửa xả vào sáng nay (tức là đóng cửa xả cuối cùng của hồ này) và hồ Tuyên Quang tiếp tục đóng 2 cửa xả nữa (trong sáng và chiều nay - PV), thì nguồn nước về hạ lưu đã giảm.

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống- Ảnh 7.

Ông Võ Văn Long đưa ra cập nhật các thông tin về tình hình nước trên các sông

ẢNH: ĐÌNH HUY

Dù vậy, ông Long nói, vẫn tồn tại các điểm bất lợi là mực nước trên các sông còn rất cao, rút rất chậm. Đặc biệt vùng hạ lưu, đồng bằng, hầu hết các điểm đo đều đã ở mức báo động 3 trở lên; 1 số sông đã xuất hiện lũ lịch sử.

"Bây giờ nước ở trên tiếp tục xuống, nước dưới này thì đang cao nên khả năng tiêu thoát sẽ chậm. Như vậy, thời gian ngập lụt sẽ còn kéo dài, ít nhất là trong 2 - 3 ngày tới", ông Long lo ngại và lưu ý, thời điểm trọng điểm của vùng hạ lưu có thể trong hôm nay và ngày mai. Các tỉnh ở hạ lưu chịu ảnh hưởng trực tiếp gồm: Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định.

Không có chuyện nội thành Hà Nội ngập

Dẫn thông tin trên mạng xã hội gây nhầm lẫn rằng nước trên sông Hồng đang lên và đã ngập vào nội thành, ông Long khẳng định, điều này là không có. 

"Tôi xin giải thích thêm cho rõ, là đối với lũ trên sông Hồng, kể cả việc bây giờ đang lên, chúng tôi cập nhật gần đây là 11,1 m, trên báo động 2 là 0,6 m thì việc ngập lụt cũng chỉ xảy ra ở khu vực ngoài đê như khu vực Phúc Tân, Phúc Xá, đường Bạch Đằng chứ không thể nào vào trong nội đô", ông Long nhấn mạnh.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Trong trường hợp lũ trên sông Hồng lên mức báo động 3, nội thành Hà Nội vẫn an toàn, không bị ngập.
1 tuần trước - Năm ngày sau bão Yagi, miền Bắc chìm trong cảnh tượng hoang tàn chưa từng thấy. Nhiều tỉnh thành bị nhấn chìm trong biển nước, giao thông cắt đứt trong khi mực nước nhiều sông lớn vượt ngưỡng lịch sử.
1 tuần trước - Trước nguy cơ lũ, Hà Nội tập trung di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Các giải pháp "chạy lũ" vẫn đang được chính quyền và người dân thủ đô khẩn trương thực hiện.
1 tuần trước - Lũ sông Hồng tại Hà Nội đã lên cao nhất 20 năm qua, lúc 10h sáng nay là 11,04 m và còn tiếp tục lên, nhưng "không thể gây ngập trong nội thành do có đê sông Hồng".
1 tuần trước - Sau khi dâng cao, lũ tại các sông ở một số tỉnh miền núi phía bắc đang rút dần, để lại quang cảnh tan hoang tại nhiều địa phương.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Sau khi lập biên bản các trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ gửi thông báo về địa phương xác minh; gửi về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
4 giờ trước - Quảng Ninh- Hai tuần sau khi bão Yagi hoành hành gây thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng, Quảng Ninh và Hải Phòng đang huy động nhiều nguồn lực để phục hồi kinh tế.
4 giờ trước - Sân vận động Thống Nhất sẽ được sửa chữa các hạng mục tại khán đài, sân cỏ, đường chạy, xây ba khán đài mới với quy mô 3 tầng, kinh phí dự tính hơn 149 tỷ đồng.
4 giờ trước - Địa phương lên kế hoạch dùng 4.200 tỷ đồng ngân sách địa phương để làm ba dự án môi trường và giao thông, nhằm thay thế cho nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới.
4 giờ trước - Nhà ga metro sẽ được xây ở Trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay A1 rộng 7 ha tại thành phố mới Bình Dương, kết nối tuyến metro đến Suối Tiên, TP HCM.