ttth247.com

Mục tiêu lớn sau khi Vietcombank được "bơm" thêm 20.700 tỷ đồng

Theo Tờ trình, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét quyết định việc bổ sung thêm gần 20.700 tỷ đồng vốn Nhà nước, thông qua cổ tức được chia của cổ đông Nhà nước, từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2021.

Theo Tờ trình, Chính phủ khẳng định, việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB là rất cần thiết nhằm hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ tại các văn bản nêu trên.

Phó Thủ tướng cho biết, sau khi được "bơm" thêm số vốn gần 20.700 tỷ đồng, vốn điều lệ của VCB là khoảng 83.557 tỷ đồng.

Vietcombank được "bơm" thêm 20.600 tỷ đồng để làm gì? - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc (Ảnh: QH.VN).

Lãnh đạo Chính phủ khẳng định, việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB là rất cần thiết, nhằm hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, Quốc hội về việc nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để làm tốt vai trò dẫn dắt, trụ cột trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chủ trương này phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; giúp cho VCB nâng cao năng lực tài chính để phấn đấu vươn ra khu vực nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á; khẳng định vai trò sếu đầu đàn trong ngành tài chính ngân hàng theo định hướng của Đảng, Chính phủ.

Việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB nhằm đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định; giúp VCB có tiềm lực để thực thi các chính sách của Nhà nước và hỗ trợ nền kinh tế như chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất; cấp tín dụng cho nhiều dự án quan trọng Quốc gia với nhu cầu vốn đặc biệt lớn và thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.

Báo cáo thẩm tra về đề xuất này, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Uỷ ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Theo Uỷ ban Kinh tế, việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB sẽ giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, bảo đảm các tỷ lệ an toàn và hướng tới chuẩn mực quốc tế theo Hiệp ước Basel III, nâng cao khả năng chống chịu rủi ro trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và tiềm ẩn rủi ro tài chính.

Bên cạnh đó, giúp VCB mở rộng hoạt động tín dụng, trong đó có các dự án quan trọng quốc gia có nhu cầu vốn lớn; tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong thực hiện các chính sách của Nhà nước, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường năng lực cạnh tranh, tăng uy tín trong nước và quốc tế, vươn tầm khu vực theo mục tiêu đã đặt ra tại Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời, có đủ nguồn lực tham gia hỗ trợ cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, cụ thể là đã nhận chuyển giao bắt buộc 01 ngân hàng thương mại yếu kém là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam.

Theo Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội, các ngân hàng thương mại Nhà nước nói chung và VCB nói riêng có vai trò quan trọng là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường, được xác định là “sếu đầu đàn” của ngành tài chính – ngân hàng.

Tuy nhiên, vốn điều lệ hiện nay của VCB là 55.891 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với VPBank (79.339 tỷ đồng), Techcombank (70.450 tỷ đồng) và không có sự cách biệt lớn so với một số NHTM cổ phần khác như MB (52.871) tỷ đồng, ACB (44.667 tỷ đồng), SHB (36.629 tỷ đồng).

Hiện vốn điều lệ của VCB đang khá thấp so với các ngân hàng trong khu vực và quốc tế; không thuộc danh mục Top 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á-Thái Bình Dương năm 2023 theo The Asian Banker (AB500), tổng tài sản của VCB còn một khoảng cách khá xa so với các ngân hàng trong khu vực.

Theo số liệu Báo cáo tài chính riêng lẻ đã kiểm toán, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của VCB trong giai đoạn 5 năm (2019-2023), tổng tài sản của VCB có sự tăng trưởng qua các năm.

Đến 31/12/2023, tổng tài sản của VCB đạt 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 616.705 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2019. Bình quân giai đoạn này, tổng tài sản của VCB tăng trưởng 12,6%/năm (tương đương với mức tăng tuyệt đối là 154.176 tỷ đồng/năm).

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Giá vàng nhẫn liên tục tăng mạnh lên đỉnh mới nhưng giao dịch trầm lắng. Tiền có xu hướng vào sản xuất và tìm tới ngân hàng dịp cuối năm, nhưng cũng rập rình đổ vào một kênh đầu tư sau một số chuyển biến về chính sách.
1 tuần trước - Lần đầu tiên trong lịch sử, giá vàng đứng im cả tháng. Lần đầu tiên trong lịch sử, vàng chỉ bán thông qua 4 ngân hàng và Công ty SJC ở 2 thành phố lớn nhất cả nước. Cũng chưa bao giờ mua bán vàng lại khó khăn như trong năm 2024...
3 tuần trước - Giá USD hôm nay 29/9: Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND niêm yết tại đây bất ngờ tăng tới 120 đồng ở cả 2 chiều vào phiên cuối tuần, hiện đang ở mức 25.230 - 25.330 VND/USD.
1 tháng trước - Ngân hàng Nhà nước chính thức điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng khi việc cho vay của toàn ngành tăng chưa được một nửa kế hoạch của năm, dù đã gần 8 tháng trôi qua. Động thái này cho thấy tăng trưởng tín dụng năm nay...
15 giờ trước - Liên tiếp những ngày qua giá vàng trong nước lập kỷ lục mới và đồng USD cũng lên cao gần ngang với mức đỉnh vào giữa năm.
Xem tin bài khác
16 phút trước - Đó là chia sẻ của nhiều đại diện doanh nghiệp khi tham gia lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu được tổ chức tại TP.HCM.
16 phút trước - Trao đổi với báo chí chiều muộn hôm nay 23/10, đại diện Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số, Bộ Công Thương khẳng định, phía Temu chưa đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý Việt Nam.
16 phút trước - Mưa lũ đi qua, người dân làng hoa đào Phú Thượng (Hà Nội) tất bật cải tạo đất và gieo trồng những mầm sống mới. Ước mong thời tiết thuận lợi, người dân làng đào hy vọng sắc hoa sẽ sớm trở lại ruộng vườn.
25 phút trước - Đề xuất của Tập đoàn Sun Group về việc phát triển tuyến đường sắt nhẹ (LRT) dài gần 100km kết nối TP.HCM - Tây Ninh đang thu hút sự quan tâm lớn. Nhiều ý kiến ủng hộ ý tưởng đột phá này, nhất là trong bối cảnh chính sách 'phục hưng LRT'...
30 phút trước - Xoay quanh việc phát triển điện hạt nhân tại họp báo thường kỳ chiều 23/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, sẽ nghiên cứu lựa chọn công nghệ điện hạt nhân để “rủi ro bằng 0”.