ttth247.com

Não tổn thương lỗ chỗ do sán làm tổ

Sơn LaNgười đàn ông 27 tuổi đột ngột lên cơn co giật, đau đầu, nghi ngờ có u song bác sĩ phát hiện sán làm tổ trên não gây nhiều tổn thương.

Ngày 17/8, bác sĩ Phùng Xuân Hách, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, cho biết bệnh nhân có nhiều cơn đau đầu kèm co giật nhẹ đến nặng. Vài tháng trước, anh co giật, méo miệng, sau đó bình thường nên không đi khám.

Gần đây, cơn co giật xuất hiện nhiều, mức độ nặng, bác sĩ bệnh viện ở địa phương nghi ngờ bị u não, tư vấn khám chuyên sâu. Kết quả chụp chiếu tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ phát hiện có nhiều tổn thương lỗ chỗ ở não, bác sĩ chẩn đoán mắc sán não.

Bệnh nhân chia sẻ có thói quen ăn rau sống và tiết canh nhiều năm nay. Bác sĩ Hách nhận định đây có thể là nguyên nhân khiến sán làm tổ.

Tiết canh, rau sống tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật, trong đó có nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh hoa: Thúy Quỳnh

Tiết canh, rau sống tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật, trong đó có nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh hoa: Thúy Quỳnh

Bệnh sán não (còn gọi u não do ấu trùng sán dây) là bệnh lý thuộc nhóm nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, gây suy giảm trí nhớ, đau đầu, mờ mắt. Triệu chứng co giật có thể xuất hiện không báo trước và rất nguy hiểm, nhất là khi người bệnh tham gia giao thông. Bệnh phát triển âm thầm, đến khi có triệu chứng rõ rệt thì thường đã muộn. Người bệnh có thể tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nhiễm ấu trùng sán dây lợn là ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn thực phẩm sống, chưa nấu chín như tiết canh, nem chạo, nem thính. Các loại rau sống nhiễm sán từ chất thải của lợn hoặc nguồn nước bẩn cũng là nguồn lây bệnh.

Bác sĩ khuyến cáo tiết canh làm từ máu sống, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh gây tiêu chảy, tả, liên cầu khuẩn, nhiễm ấu trùng giun sán. Cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần, không ăn tiết canh, thịt lợn tái hay nội tạng kém vệ sinh, không rõ nguồn gốc. Vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở, vườn tược sạch sẽ.

Thúy Quỳnh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Không cạo, nhổ, tẩy lông hay peel da, lăn kim ít nhất 4 tuần trước khi triệt lông giúp tăng khả năng điều trị.
1 tuần trước - Nhiều bệnh viện ngập sâu trong nước, mất điện, mất sóng, bác sĩ phải dùng đèn pin, đèn dầu để phẫu thuật, ép tim cứu bệnh nhân nguy kịch trên ca nô.
1 tháng trước - TP HCM- Khám cho người đàn ông có khối u dưới hàm to như "cái đầu thứ hai", bác sĩ Tú Dung từ chối mổ nhưng trăn trở không yên, hai ngày sau gọi bệnh nhân quay lại.
1 tuần trước - Do ảnh hưởng của mưa bão số 3, hiện vẫn có không ít trường hợp từ tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Trước đó, đã có gần 100 bệnh nhân cấp cứu, phẫu thuật tại bệnh viện này bị chấn thương, đa chấn thương do nhiều nguyên...
2 tuần trước - Hiện bệnh sởi đang bùng phát ở một số nơi, đặc biệt có nơi trở thành dịch. Vậy mắc sởi có nên tắm không?
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.