ttth247.com

NATO kêu gọi thành viên tự quyết gỡ rào vũ khí cho Ukraine

Tổng thư ký NATO nói rằng các nước thành viên nên tự ra quyết định gỡ rào vũ khí cho Ukraine, thừa nhận mọi lựa chọn đều có rủi ro.

Tổng thống Volodymyr Zelensky gần đây liên tục thúc giục phương Tây gỡ rào, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tập kích các mục tiêu quân sự Nga nằm cách xa tiền tuyến. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer đã họp bàn về vấn đề cuối tuần trước, nhưng chưa ra quyết định.

"Tôi hoan nghênh những động thái đó, quyết định cuối cùng sẽ do từng quốc gia thành viên đưa ra. Các nước đồng minh có chính sách khác nhau trong vấn đề này", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trả lời đài LBC của Anh ngày 16/9.

Ông Stoltenberg thừa nhận "không có lựa chọn nào là không mang rủi ro trong chiến sự", đề cập lời cảnh báo của Tổng thống Vladimir Putin rằng gỡ rào vũ khí cho Kiev sẽ đẩy phương Tây vào cuộc chiến trực tiếp với Moskva. "Tuy nhiên, tôi vẫn tin rủi ro lớn nhất với chúng ta, với Anh cũng như NATO, là Nga giành chiến thắng trong xung đột Ukraine", ông cho hay.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại Oslo, Na Uy ngày 6/9. Ảnh: AFP

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại Oslo, Na Uy ngày 6/9. Ảnh: AFP

Mỹ, Anh đã lần lượt chuyển giao cho Ukraine hai loại vũ khí tầm xa là tên lửa đạn đạo ATACMS và tên lửa hành trình Storm Shadow. Vì dòng Storm Shadow có chứa linh kiện do Mỹ sản xuất, London sẽ cần được Washington chấp thuận nếu muốn cho phép Kiev dùng loại tên lửa này để tấn công mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Zelensky cho rằng phương Tây chậm gỡ bỏ rào cản đã tạo điều kiện để Nga dịch chuyển các mục tiêu quân sự lùi về sâu hơn.

Một số nước thành viên NATO đang dần thay đổi lập trường. Guardian ngày 11/9 đưa tin chính phủ Anh đã có "quyết định tích cực" với việc sử dụng Storm Shadow, trước khi Ngoại trưởng Mỹ và người đồng cấp Anh cùng đến Kiev.

Canada, Thụy Điển, Phần Lan cũng ủng hộ gỡ rào vũ khí tầm xa với Ukraine. Trong khi đó, Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố không cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa của Đức tập kích sâu vào lãnh thổ Nga, bất kể các quốc gia khác quyết định thế nào.

Như Tâm (Theo Reuters, Kyiv Independent)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 ngày trước - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho hay từng thành viên sẽ tự quyết định việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây viện trợ để tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga, điều mà Kyiv đã kêu gọi từ lâu nhưng chưa được chấp nhận.
1 ngày trước - Điện Kremlin nói Tổng thư ký NATO bình luận "thiển cận" và "nguy hiểm" khi nói căng thẳng không leo thang nếu để Ukraine tập kích tầm xa vào Nga.
1 ngày trước - Điện Kremlin nói Tổng thư ký NATO bình luận "thiển cận" và "nguy hiểm" khi nói căng thẳng không leo thang nếu để Ukraine tập kích tầm xa vào Nga.
5 ngày trước - Ukraine sẽ tấn công căn cứ không quân, kho đạn dược và các mục tiêu quân sự khác bên trong lãnh thổ Nga một khi phương Tây thay đổi chính sách về việc dùng tên lửa tầm xa. Điều đó có rủi ro và có vượt qua lằn ranh đỏ của ông Putin?
1 tuần trước - Anh và Mỹ cân nhắc để Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công lãnh thổ Nga, trong khi Washington cương quyết để Kyiv gia nhập NATO.
Xem tin bài khác
24 phút trước - Israel thông báo triển khai chiến đấu cơ không kích hàng trăm mục tiêu trong cuộc tấn công dữ dội nhất vào miền nam Lebanon suốt gần một năm qua.
24 phút trước - Tổng thống Putin nói Nga dự kiến xuất xưởng gần 1,4 triệu UAV trong năm nay, gấp 10 lần năm ngoái, nhằm phục vụ chiến dịch tại Ukraine.
48 phút trước - Quân đội Israel tuyên bố không kích hàng trăm mục tiêu ở Lebanon; Thủ lĩnh Hezbollah lần đầu lên tiếng sau các vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 20-9.
1 giờ trước - Trong khi ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris được cho là sẽ không thay đổi nhiều về chính sách đối ngoại so với chính quyền đương nhiệm, thì đối thủ Donald Trump sẽ thay đổi điều này như thế nào nếu ông đắc cử trong cuộc đua vào Nhà...
2 giờ trước - Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 18.9 ban bố tình trạng khẩn cấp tại 3 khu vực phía bắc có nhiều rừng rậm gồm Amazonas, San Martin và Ucayali, để thuận tiện trong việc phân bổ thêm nguồn lực kiểm soát cháy rừng.