ttth247.com

Nếu có 3/5 dấu hiệu này, xin chia buồn: Mối quan hệ của bạn với tiền bạc đang rất không “healthy và balance”

Đây chính là 5 dấu hiệu đánh giá mức độ lành mạnh của mối quan hệ của bạn với tiền bạc.

Những sai lầm trong việc quản lý tài chính là một chủ đề vô tận, bởi vì rất ít người trong số

Nếu có 3/5 dấu hiệu này, xin chia buồn: Mối quan hệ của bạn với tiền bạc đang rất không “healthy và balance”

 chúng ta được dạy về kỹ năng này từ khi còn nhỏ, và thậm chí tới tận khi đã bắt đầu sống tự lập vẫn còn mơ hồ về vấn đề này.

Trong cuốn sách “Dạy con làm giàu – Rich Dad Poor Dad” của Robert Kiyosaki và Sharon Lechter đề cập: “Đa số sinh viên rời trường mà không có một kỹ năng tài chính nào… Điều thiếu sót trong vốn học của họ không phải là làm thế nào để kiếm tiền, mà làm thế nào để sử dụng tiền.”

Đó là lý do mà dù là đầu tháng hay cuối tháng chúng ta vẫn liên tục than phiền về tình trạng “túng thiếu”. Vậy đâu là những sai lầm dẫn đến hậu quả như vậy, và làm thế nào để khắc phục điều đó?

Dưới đây là 5 dấu hiệu để đánh giá mối quan hệ của bạn với tiền bạc

1. Không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Điện thoại vừa báo lương về, mức tài chính lại được cân bằng khiến bạn cảm thấy tâm trạng vui vẻ. Bạn quyết định lướt các trang mua sắm để tự thưởng cho mình một món nào đó. Vấn đề là đến khi thanh toán thì giỏ hàng không chỉ dừng lại ở một món.

Đó chỉ là một số biểu hiện của việc chi tiêu không có kế hoạch. Bạn cứ mãi tiêu số tiền mình đang có mà không tính toán kỹ lưỡng, không nắm rõ những ngày tới mình sẽ dùng tiền như thế nào.

2. Không có khoản tiền dự phòng

Nếu có 3/5 dấu hiệu này, xin chia buồn: Mối quan hệ của bạn với tiền bạc đang rất không “healthy và balance”

Sai lầm thứ hai của các bạn trẻ là không có khoản tiền dự phòng. Nhiều bạn chỉ tính vừa đủ các khoản chi tiêu cần thiết như ăn, ở, học tập mà quên mất mình cần có một khoản tiết kiệm phòng khi khẩn cấp. Trong cuộc sống sẽ luôn có những điều nằm ngoài dự tính, những khoản phí phát sinh mà bạn phải chi trả. Ví dụ như lúc đau ốm, nó không hề nằm trong kế hoạch của ai cả, và cũng không ai muốn điều đó xảy ra.

Ngoài những khoản chi tiêu cơ bản, hãy trích ra một khoản tiền tiết kiệm nhỏ cho những tình huống ngoài ý muốn. Một khoản tiền dự phòng sẽ không chiếm phần lớn trong thu nhập, thế nhưng, đừng bỏ sót nó nếu muốn quản lý tài chính hiệu quả.

3. Thiếu kỹ tính trong chi tiêu

Nền kinh tế phát triển, các nhà kinh doanh không ngừng tìm ra những khuyết điểm và vấn đề của khách hàng, và chỉ những sản phẩm của họ mới giúp chúng ta giải quyết được. Điều này dẫn đến việc người trẻ ngày nay bị “quá tải” bởi các “giải pháp” từ các nhà kinh doanh.

Đồng thời, hiệu ứng FOMO (fear of missing out) khiến bạn không thể ‘kháng cự’ được khi nhìn thấy các sản phẩm liên tục được đề cử bởi các KOL, được các trang bán hàng tâng bốc “đã bán được cả trăm đơn”. Càng gần những mùa giảm giá, tinh thần bạn càng dễ lung lay vì sợ hụt mất những ‘món hời’ một năm mới có vài lần. Vì thế, cho dù ví tiền vẫn hơi eo hẹp, bạn vẫn bấm bụng “thôi thì mua để dành, bao giờ mới có giá thế này nữa”.

4. Xài trước, kiếm sau

Nếu có 3/5 dấu hiệu này, xin chia buồn: Mối quan hệ của bạn với tiền bạc đang rất không “healthy và balance”

Những ‘sai lầm’ phía trên kéo theo hệ quả là bạn phải ‘mượn nợ’ người quen.

Đối với những người sử dụng credit card thì lại là một câu chuyện khác. Khác với tiền mặt giúp ta ý thức được số dư trong ví, hành động quẹt thẻ diễn ra quá chớp nhoáng, chúng ta còn chưa kịp cảm nhận rõ rệt cảm giác “tiêu tiền” thì tài khoản đã báo giảm rồi.

Cố gắng ưu tiên trả hết các khoản nợ trước là một bước quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân, hoặc ít nhất cũng nên kiểm soát được những khoản nợ đang tồn tại. Và để hạn chế những khoản nợ tiếp theo có thể xảy ra, bản thân cần kiểm soát mức chi tiêu khi sử dụng credit card của mình.

5. Văn hóa cả nể

Nếu có 3/5 dấu hiệu này, xin chia buồn: Mối quan hệ của bạn với tiền bạc đang rất không “healthy và balance”

Đối với những nước châu Á chú trọng tính tập thể, các mối quan hệ ảnh hưởng rất nhiều lên cách chúng ta quản lý tài chính. Đôi khi không thể tránh việc ăn tối tại một nhà hàng đắt đỏ để chiều theo ý bạn bè, hoặc chi trả cho mọi buổi hẹn để không mất lòng người yêu.

Nét văn hóa khách sáo này của người Việt cũng đã khiến nhiều người gặp phải cảnh khó xử, đặc biệt là trong chuyện hẹn hò. Khi cả hai đi ăn, ai nên là người thanh toán? Đề nghị chia đôi có khiến người còn lại khó chịu hoặc tự ái không? Rất khó để có được câu trả lời thỏa đáng, bởi nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như quan điểm, khả năng tài chính và tình trạng của mối quan hệ. Vì vậy, quan trọng nhất là cả hai cần thẳng thắn chia sẻ và thống nhất với nhau trước.

Kết

Bản thân chúng ta chính là chủ thể của việc chi tiêu. Vì vậy, quan trọng nhất là hiểu rõ tư tưởng của bản thân về quản lý tài chính và quản lý bản thân. Một khi biết rõ mình cần gì và bị ảnh hưởng bởi điều gì, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Hoai An Le (Theo Vietcetera)

Có thể bạn quan tâm:

Con đường đi đến sự giàu có – JL. Collins

ĐẶT NGAY

Source: happy.live

Các bài tương tự
1 tháng trước - Câu chuyện về gia đình “điên rồ” này đã được chuyển thể thành phim, khuấy đảo các phòng vé trên khắp thế giới và trở thành bộ phim Ấn Độ có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
1 tháng trước - Luật Thuế thu nhập cá nhân có 10 khoản phải nộp, trong đó tiền công tiền lương chỉ là một khoản nhưng tỷ lệ đóng góp cho số thu chiếm trên 70%. Điều này cho thấy số thuế chỉ nắm được người "có tóc".
3 tuần trước - Trong nửa đầu năm 2024, có ít nhất 30.000 cửa hàng ăn uống đã đóng cửa. Con số được ví von như một "cuộc đại thanh lọc" với ngành dịch vụ ăn uống (F&B) của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn.
14 giờ trước - Thương hiệu hàng gia dụng nổi tiếng Tupperware mới nộp đơn xin bảo hộ phá sản, sau nhiều năm kinh doanh thua lỗ. Người tiêu dùng Việt Nam, nhất là những bà nội trợ, tiếc nuối dòng sản phẩm chất lượng, thẩm mỹ, thân thiện với môi trường.
1 tháng trước - Tập đoàn xây dựng nổi tiếng ở Việt Nam đã kêu kiến nghị về một công nghệ để thi công cao tốc "thần tốc" hơn với Thủ tướng.
Xem tin bài khác
6 phút trước - Thị trường chứng khoán kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ trở lại sau khi FED mạnh tay cắt giảm lãi suất, nhất là quy định mới đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài
8 phút trước - Các nhà phân tích cho rằng sự thay đổi có thể giúp Nike quay trở lại với sứ mệnh vốn có: đổi mới sản phẩm và năng lực tiếp thị.
8 phút trước - Anna Sebastian Perayil đã qua đời vào ngày 20/7, chỉ 4 tháng sau khi gia nhập EY Ấn Độ với tư cách là một chartered accountant (Kế toán công...
8 phút trước - Tương tự, doanh nghiệp gỗ, nội thất cũng nỗ lực tìm đường ra nước ngoài.
8 phút trước - Thành Thắng Group và ông chủ Đỗ Văn Tiến bắt đầu được chú ý với việc sở hữu tòa lâu đài Thành Thắng 1.000 tỷ tại tỉnh Ninh Bình.