ttth247.com

Nga đình trệ về sản xuất chiến đấu cơ tàng hình Su-57?

Frontellect Insight, nhóm phân tích thuộc Ukraine, đã nêu ra lý do chính chính cho tình trạng sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga đã bị đình trệ. "Rõ ràng là ngành công nghiệp quân sự của Nga phụ thuộc rất nhiều vào các linh kiện phương Tây, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử", Frontellect Insight giải thích, theo The Telegraph.

Những biện pháp cấm vận do các chính phủ phương Tây áp đặt nhắm vào Moscow trong 31 tháng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022 đã hạn chế nguồn cung cấp phần cứng quan trọng này. Kết quả là "việc sản xuất Su-57 đang gặp nguy hiểm", theo Frontellect Insight.

Nga đình trệ về sản xuất chiến đấu cơ tàng hình Su-57?- Ảnh 1.

Su-57 bay lần đầu tiên vào năm 2010

Ảnh: Chụp màn hình TASS

Là máy bay chiến đấu lớn, nhanh nhẹn với khả năng lẩn tránh radar, Su-57 được cho là có thể sánh với F-22 của Mỹ. Su-57 được thiết kế để thay thế những chiếc MiG-29 và Su-27 cũ cũng như các biến thể trong biên chế của Không quân Nga.

Su-57 cất cánh lần đầu vào năm 2010, khoảng 20 năm sau chuyến bay đầu tiên của F-22, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới. Trong thập niên tiếp theo, công ty sản xuất máy bay quân sự Nga Sukhoi đã chế tạo 10 mẫu thử nghiệm và vào năm 2019, Moscow ký hợp đồng sản xuất 76 chiếc Su-57, với giá khoảng 50 triệu USD/chiếc.

Nga ra điều kiện tiên quyết chấm dứt 'khói lửa' xung đột

Trong khi tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất hơn 150 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới F-35/năm, Sukhoi lại gặp khó khăn trong việc sản xuất một phần nhỏ con số đó. Sukhoi đã giao 10 chiếc Su-57 đầu tiên cho Không quân Nga vào năm 2022 và thêm 11 chiếc vào năm 2023. Cho đến thời điểm hiện tại trong năm nay, Sukhoi được cho là chỉ bàn giao thêm vài chiếc Su-57, theo The Telegraph.

Đáng chú ý là tốc độ giao hàng Su-57 mới dường như đã giảm rất nhiều trong khoảng thời gian từ năm 2023-2024, theo The Telegraph. Thông thường, tốc độ giao hàng cho các loại máy bay chiến đấu mới tăng so với năm trước đối với một đơn đặt hàng kéo dài nhiều năm, do công nhân có được kinh nghiệm và chiến lược kinh doanh bắt đầu phát huy hiệu quả.

Su-57 là một ngoại lệ đối với quy tắc đó. Rõ ràng là với các biện pháp cấm vận, Mỹ và các đồng minh đã cản trở quá trình hiện đại hóa của lực lượng không quân Nga.

Khi xem xét kỹ các tài liệu của Nga, Frontelligence Insight phát hiện Sukhoi gặp vấn đề trong việc nhập khẩu các linh kiện có ký hiệu WA36, PLR7 60-12 và EA-PS 3150. Đây là những thành phần của MPPU-50, một thiết bị do Đức sản xuất và được Sukhoi dùng để hiệu chỉnh hệ thống thông tin liên lạc trên Su-57.

Trước đây, Sukhoi có thể nhập khẩu MPPU-50 và các bộ phận của MPPU-50 một cách hợp pháp. Giờ đây, Sukhoi phải mua những thiết bị đó một cách bất hợp pháp từ bên thứ ba.

"Xét đến việc sản xuất quân sự của Nga tiếp tục mở rộng trong năm 2023 và 2024, rõ ràng là họ tìm cách mua lậu các linh kiện quan trọng hoặc mua linh kiện thay thế của Trung Quốc để duy trì sản xuất", Frontelligence Insight lưu ý.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu bất hợp pháp tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc - đồng thời đã làm chậm tốc độ sản xuất Su-57 mới và có thể làm tăng chi phí cho mỗi chiếc.

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với nhận định từ Frontelligence Insight cũng như thông tin liên quan từ The Telegraph.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 ngày trước - Nga phóng ít nhất 5 tên lửa đạn đạo nhằm vào Nhà máy Thiết giáp Mykolaiv, cơ sở công nghiệp quốc phòng quan trọng ở miền nam Ukraine.
1 tháng trước - Trung tá Mes, phi công hàng đầu của không quân Ukraine, là biểu tượng của nỗ lực đưa F-16 về nước, nhưng thiệt mạng khi lái tiêm kích này đối phó tên lửa Nga.
1 tháng trước - Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới nhất dành cho Ukraine; Iran không có tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân; Bão Yagi khiến ít nhất 226 người thiệt mạng ở Myanmar... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 17-9.
1 tháng trước - Ông Biden dùng bốn tháng cuối để củng cố vị trí Ukraine trên bàn đàm phán; Tình báo Kiev cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga; Hezbollah dọa chiến tranh tổng lực với Israel... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 15-9.
2 tuần trước - Tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba ủng hộ thiết lập "NATO châu Á" để tăng cường an ninh khu vực, dù ý tưởng này bị Mỹ coi là "vội vàng".
Xem tin bài khác
18 phút trước - Ông Trump liên tục tung ra những cảnh báo để khiến người Mỹ sợ hãi về vấn đề nhập cư hay kinh tế, khiến bà Harris chật vật tìm cách đối phó.
1 giờ trước - Các tỉ phú Mỹ như Mark Cuban và Elon Musk đang tích cực tham gia vận động cử tri trong cuộc bầu cử được cho là tốn kém nhất từ trước đến nay.
1 giờ trước - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO hoặc sẽ theo đuổi việc sở hữu vũ khí hạt nhân, dù nhấn mạnh phương án thứ nhất.
6 giờ trước - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói các chính sách mới như đất đai, thẻ căn cước đều hướng đến đảm bảo quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài giống như trong nước.
6 giờ trước - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sẽ không dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil vào tháng 11 và lệnh bắt giữ của ICC không phải là yếu tố cần để tâm.