ttth247.com

Ngân hàng chủ động tăng vốn điều lệ, thiết lập "bộ đệm"dự phòng

Vốn điều lệ được ví như "bộ đệm" dự phòng, đem lại nguồn lực cho các ngân hàng sẵn sàng ứng phó với thách thức, tạo điều kiện thuận lợi hơn để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng.

Xu hướng tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức

Theo quy định tại Nghị định 141, các ngân hàng thương mại (NHTM) phải đảm bảo vốn pháp định 3.000 tỷ đồng. Ngoài đảm bảo quy định của cơ quan quản lý, tăng vốn điều lệ là yếu tố tiên quyết, giúp ngân hàng gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn đang dần bị siết lại.

Việc tăng vốn còn nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng, hướng tới đáp ứng chuẩn mực quốc tế, tăng trưởng lợi nhuận liên tục hàng năm. 

Ngân hàng chủ động tăng vốn điều lệ, thiết lập bộ đệmdự phòng - Ảnh 1.

(*) Từ năm 2020 tỷ lệ CAR vẽ theo ngân hàng áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN.Nguồn: Tổng hợp từ NHNN

Trên thực tế, hoạt động này cũng giúp các ngân hàng mở rộng khả năng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, và củng cố khả năng cạnh tranh trên thị trường của các ngân hàng.

Hiện nay, nhiều hình thức giúp ngân hàng tăng vốn điều lệ như: Phát hành cổ phiếu mới, trái phiếu chuyển đổi, và hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược. Những năm gần đây, việc phát hành cổ phiếu để chia cổ tức - phương pháp tăng vốn không cần huy động thêm từ bên ngoài - đang dần trở thành xu hướng tại các ngân hàng. Đây là giải pháp hợp lý khi ngân hàng muốn duy trì sự đồng lòng của các cổ đông và không muốn chia sẻ quyền sở hữu với các nhà đầu tư mới.

Ở nhóm ngân hàng TMCP Nhà nước, Vietcombank từng phát hành thêm 2,17 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 38,79%. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ ngân hàng này sẽ tăng từ 55.891 tỷ đồng lên mức hơn 77.571 tỷ đồng. VietinBank cũng được phê duyệt sử dụng phần lợi nhuận còn lại năm 2022, khoảng 11.648 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu, nâng vốn điều lệ từ 53.700 tỷ đồng lên hơn 65.300 tỷ đồng. 

Trong khi đó, Vietbank dự kiến dùng gần 1.445 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu và giữ lại 148 tỷ đồng. Cụ thể, Vietbank tiếp tục triển khai phương án tăng vốn thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tổng số tiền tăng thêm là 1.003 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ từ 4.777 tỷ đồng lên 5.780 tỷ đồng. Đến hiện tại, Ngân hàng đã hoàn tất chào bán hơn 100,3 triệu cổ phiếu và đang thực hiện các thủ tục đề nghị NHNN chấp thuận sửa đổi giấy phép, dự kiến hoàn thành trong quý 3/2024.

Vietbank còn dự kiến phát hành gần 144,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 25%, dự kiến thực hiện trong quý 3, 4/2024. Tổng mệnh giá phát hành tương ứng gần 1.445 tỷ đồng. Nếu hoàn tất thủ tục chỉnh sửa giấy phép vốn điều lệ và phát hành thành công cổ phiếu để trả cổ tức, vốn điều lệ Vietbank sẽ tăng lên mức gần 7.225 tỷ đồng.

Ngân hàng chủ động tăng vốn điều lệ, thiết lập bộ đệmdự phòng - Ảnh 2.

Nhóm ngân hàng chủ lực tăng vốn điều lệ liên tục trong 10 năm qua

Những năm trở lại đây, các ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình là nhóm ngân hàng chủ động tăng vốn điều lệ liên tục. Sau 10 năm, tốc độ tăng vốn của OCB là 5,8 lần, NamABank là 3,5 lần và Vietbank tăng lên gấp đôi.

Dù Vietbank (VBB) thành lập trễ so với các ngân hàng khác trong hệ thống, nhưng sau 8 lần tăng vốn bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo đó, vốn điều lệ đã tăng từ 200 tỷ đồng lên 5.712 tỷ đồng, tính đến 30/06/2024. Nhờ vào các cổ đông chiến lược, chính sách thu hút nhân tài, định hướng kinh doanh bài bản, kết quả kinh doanh của Ngân hàng sau mỗi đợt tăng vốn tăng trưởng hơn. Qua đó, dư địa thu hút thêm các cổ đông chiến lược trong tương lai và khả năng tăng trưởng vốn điều lệ còn rất cao.

Cùng với kế hoạch tăng trưởng quy mô kinh doanh hàng năm, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính như: tăng năng lực cạnh tranh, đầu tư cho các hệ thống công nghệ, hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm mới, tăng trải nghiệm dịch vụ khách hàng.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vốn điều lệ còn được xem như "bộ đệm" dự phòng, đem lại nguồn lực cho các ngân hàng sẵn sàng ứng phó với thách thức trong môi trường kinh tế chưa ổn định; tạo điều kiện thuận lợi hơn để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng, hỗ trợ vốn cho nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ.

Mặt khác, Luật Tổ chức tín dụng mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 đặt ra các yêu cầu và quy định về vốn tối thiểu, quản lý rủi ro, và tổ chức tín dụng, tạo ra cả cơ hội và thách thức. Điều này buộc các ngân hàng cần phải tuân thủ các quy định này để đảm bảo hoạt động phù hợp với pháp luật, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý và cải thiện khả năng tài chính.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nhấn mạnh phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 định hướng lớn thời gian tới để tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là “điểm sáng”, “trụ cột” trong hệ thống các chính sách...
1 tháng trước - GELEX sẽ nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,9% hiện tại lên mức 10% vốn điều lệ của Eximbank, trở thành cổ đông lớn của nhà băng này. Sắp đón cổ đông lớn mới, Eximbank đang làm ăn ra sao?
1 tháng trước - Ngày 8/8, tại TP.HCM, Ngân hàng UOB Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024” do HR Asia Magazine - Tạp chí nhân sự uy tín hàng đầu châu Á trao tặng.
1 tháng trước - Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong ngoài nước phục vụ cho phát triển.
1 tháng trước - Tổ chức uy tín FiinRatings đã nâng xếp hạng Tín nhiệm dài hạn đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) từ A lên ‘AA-’, trong bối cảnh mức xếp hạng cơ bản cho ngành ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức "a-".
Xem tin bài khác
11 phút trước - Thị trường chứng khoán kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ trở lại sau khi FED mạnh tay cắt giảm lãi suất, nhất là quy định mới đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài
14 phút trước - Các nhà phân tích cho rằng sự thay đổi có thể giúp Nike quay trở lại với sứ mệnh vốn có: đổi mới sản phẩm và năng lực tiếp thị.
14 phút trước - Anna Sebastian Perayil đã qua đời vào ngày 20/7, chỉ 4 tháng sau khi gia nhập EY Ấn Độ với tư cách là một chartered accountant (Kế toán công...
14 phút trước - Tương tự, doanh nghiệp gỗ, nội thất cũng nỗ lực tìm đường ra nước ngoài.
14 phút trước - Thành Thắng Group và ông chủ Đỗ Văn Tiến bắt đầu được chú ý với việc sở hữu tòa lâu đài Thành Thắng 1.000 tỷ tại tỉnh Ninh Bình.