ttth247.com

Nghe tiếng sột soạt trong tai khi đang ngủ, đến viện được gắp ra con gián đất

Thói quen ngủ trên sàn nhà

Mới đây, Bệnh viện đa khoa Medlatec (Hà Nội) tiếp nhận và xử lý thành công cho một trường hợp bị gián đất chui vào tai là bệnh nhân V.T.H, 54 tuổi, ở Q.Ba Đình, Hà Nội.

Bệnh nhân H. cho biết thường có thói quen trải đệm ngủ dưới sàn nhà. Mới đây, trong khi đang ngủ, bà thức dậy do bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Khi đến khám tại một bệnh viện gần nhà, bà H. được bác sĩ phát hiện trong tai có một con gián đất nhưng không thể gắp ra được do các gai chân của con gián găm vào ống tai.

Nghe tiếng sột soạt trong tai khi đang ngủ, đến viện được gắp ra con gián đất- Ảnh 1.

Con gián đất với chân đầy gai nhọn trong tai bệnh nhân được bác sĩ lấy ra từ tai của bệnh nhân H.

ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP

Bà H. tiếp tục đến khám tại Bệnh viện đa khoa Medlatec. Tại đây, các bác sĩ đã gắp con gián đất ra khỏi tai bệnh nhân an toàn, ống tai bệnh nhân nguyên vẹn, không chảy máu, không ảnh hưởng đến màng nhĩ.

Nhiều nguy cơ do côn trùng chui vào tai

Theo bác sĩ Nguyễn Phương Dung, chuyên khoa tai mũi họng, Bệnh viện đa khoa Medlatec, gián đất là côn trùng có màu nâu sậm hoặc nâu đen, không cánh, di chuyển nhanh bằng cách bò. Chúng ăn tạp, có khả năng phá hủy môi trường tự nhiên khi ăn mầm cây, cám gạo, xác động vật phân hủy, thậm chí là phân của các loài động vật khác. Trong môi trường đô thị, gián đất thường ẩn náu ở nơi khuất, tối trong nhà.

Khi gián đất xâm nhập vào tai, chúng có thể gây ra nhiều nguy cơ như kích thích và tổn thương ống tai do chân có các gai nhỏ. Trong trường hợp chúng cố tìm đường ra, hoặc người bệnh tự lấy ra không đúng cách, có thể dẫn đến tổn thương màng nhĩ.

Gián đất mang theo nhiều vi khuẩn và mầm bệnh là nguy cơ gây nhiễm trùng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), gián đất có thể mang đến 32 loại vi khuẩn gây ra các bệnh như tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu và một số bệnh nguy hiểm khác.

Bác sĩ Dung khuyến cáo, gián hoặc các côn trùng khác chui vào tai có thể gây ra tác hại không mong muốn, vì thế người dân tuyệt đối không được xem nhẹ vấn đề này.

Khi phát hiện tai đau nhói, nghe tiếng lạ trong tai, nghi ngờ có côn trùng chui vào tai, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng càng nhanh càng tốt. Bác sĩ sẽ lấy côn trùng ra cũng như xử lý những tổn thương do côn trùng gây ra.

Sau khi lấy được côn trùng ra ngoài, nên chú ý vệ sinh tai sạch sẽ, nhỏ thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa viêm nhiễm.

Khi bị côn trùng chui vào tai, không được sử dụng các dụng cụ để ngoáy móc, không tự nhỏ thuốc hay ô xy già vào tai. Nếu không, sẽ vô tình đẩy côn trùng vào sâu hơn hoặc côn trùng giãy đạp làm tổn thương niêm mạc ống tai, khiến việc loại bỏ chúng càng thêm khó khăn.

Không thực hiện các phương pháp dân gian khi bị côn trùng chui vào tai như hơ lá, xông hơi… không chỉ không có tác dụng mà còn khiến côn trùng chui vào sâu hơn.

Lưu ý thực hiện vệ sinh không gian sống, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng, tránh côn trùng ẩn nấp. Không ngủ trên nền đất, thường xuyên giặt chăn gối để tránh thu hút côn trùng.

Đối với các trẻ nhỏ, cần được chú ý vệ sinh cơ thể, thay quần áo sạch sẽ, đặc biệt là sau khi bú sữa để hạn chế dụ côn trùng tới. Ngoài ra, hướng dẫn cho trẻ vui chơi ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống là một thói quen quan trọng để phòng ngừa tăng huyết áp.
1 tháng trước - Ngày 20.9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt vắc xin ngừa sốt xuất huyết (do Takeda, Nhật Bản sản xuất) và sẽ triển khai tiêm đồng loạt tại gần 200 trung tâm tiêm chủng hiện đại của VNVC trên toàn quốc. Đây là vắc xin ngừa sốt...
2 tuần trước - Chơi điện thoại trong đêm nhiều giờ, B.Q.V đột ngột đau dữ dội vùng cột sống cổ và liệt tứ chi. Thói quen lắc, giật mạnh cổ để đỡ mỏi do thường nằm chơi game nhiều giờ được nhận định là nguyên nhân gây bệnh.
1 tháng trước - Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 trẻ chào đời trong 26 năm nhờ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, số bệnh viện điều trị hiếm muộn ngày càng nhiều và tỷ lệ thành công tăng.
1 tháng trước - Từ ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Xem tin bài khác
44 phút trước - Viêm xoang không điều trị kịp thời, kéo dài, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ở mắt, mũi, xương, nội sọ, toàn thân.
44 phút trước - Người mẹ ăn thực phẩm giàu protein, canxin, chất sắt, DHA để đảm bảo sữa giàu dưỡng chất, con tăng cân hiệu quả.
50 phút trước - Nhập viện trong trình trạng hôn mê sâu, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị, anh Lê Tiến S. (36 tuổi) đã không qua khỏi, được chẩn đoán chết não. Gia đình anh hiến tặng tim, gan, thận để cứu 4 người bệnh khác.
1 giờ trước - Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, tiêm vaccine, rửa tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc với người mắc sởi để phòng bệnh.
1 giờ trước - Sau nửa đêm, cảm xúc tiêu cực thường thu hút sự chú ý của chúng ta nhiều hơn cảm xúc tích cực.