ttth247.com

Nghiên cứu mới: Dụng cụ nấu bếp bằng nhựa đen có nguy cơ gây ung thư

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Chemosphere cho biết đã đến lúc vứt bỏ những dụng cụ nấu ăn bằng nhựa đen nhằm bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh ung thư, rối loạn hormone...

Không ít dụng cụ nấu ăn màu đen được bày bán và sử dụng đại trà ngày nay có chứa chất chống cháy, vốn được sử dụng trong các thiết bị điện tử. Chúng có nguy cơ gây ra rất nhiều tác hại cho người sử dụng, bao gồm ung thư.

Rủi ro ung thư từ dụng cụ nấu bếp

Khi được tái chế, chất chống cháy dùng trong các thiết bị điện tử đang lọt vào các sản phẩm như dụng cụ nhà bếp và hộp đựng thức ăn.

Có rất nhiều loại chất chống cháy. Chất chống cháy brominated (BFRs) là một trong những loại đáng lo ngại hơn. Chúng được xem là chất độc hại và tích tụ trong các mô của cơ thể. BFRs có liên quan đến ung thư, rối loạn hormone và độc tính thần kinh, sinh sản và phát triển. BFRs thường được tìm thấy trong vỏ bọc bằng nhựa của các thiết bị điện tử và bảng mạch in.

Có nhiều loại BFRs khác nhau, hai trong số đó đã bị cấm ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu từ năm 2007 và 2006, bao gồm decabromodiphenyl ether (deca-BDE) và tetrabromobisphenol A (TBBPA).

Một loạt các chất chống cháy khác đã thay thế hai loại BFRs bị cấm này và hiện được coi là an toàn hơn, trong đó có một loại chất chống cháy là organophosphate (OPFRs).

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những thiết bị điện tử này được tái chế thành các sản phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày, như dụng cụ nhà bếp? Quá trình tái chế có loại bỏ được BFRs không? Hay chúng vẫn còn, tiềm ẩn nguy cơ gây độc cho chúng ta?

Chủ yếu nằm trong các loại hộp đựng thức ăn mang đi

Các nhà nghiên cứu đã giả định rằng các sản phẩm được làm từ nhựa đen tái chế có nhiều khả năng chứa chất chống cháy, gồm cả những loại đã bị cấm. Một phần là vì màu của hầu hết các vỏ bọc thiết bị điện tử là màu đen.

Mặc dù các BFRs bị cấm không còn được phép sử dụng trong các sản phẩm mới, nhưng có khả năng cao rằng các sản phẩm chứa chúng vẫn còn tồn tại trong các hộ gia đình. Khi được tái chế, chúng lại xuất hiện dưới dạng các sản phẩm khác mà chúng ta sử dụng để ăn và nấu ăn.

Tổng cộng có 203 sản phẩm nhựa đen đã được chọn để thử nghiệm, gồm dụng cụ phục vụ thức ăn (28 sản phẩm), phụ kiện tóc (30 sản phẩm), dụng cụ nhà bếp (109 sản phẩm) và đồ chơi (36 sản phẩm).

Những sản phẩm này được mua từ cả cửa hàng và trực tuyến, từ các nhà bán lẻ nhỏ lẻ và lớn, bao gồm đồ chơi trẻ em, hạt cườm, dụng cụ nấu ăn, dao nhựa và hộp đựng thức ăn mang đi.

Sau khi tiến hành nhiều bài kiểm tra trên từng sản phẩm để kiểm tra chất chống cháy, các phân tích dữ liệu được thực hiện.

Kết quả cho thấy hỗn hợp BFRs và OPFRs xuất hiện trong 65% số sản phẩm được thử nghiệm, và chỉ riêng BFRs đã xuất hiện trong 20% sản phẩm. Các sản phẩm chứa nhiều loại chất chống cháy bao gồm dụng cụ phục vụ thức ăn, đồ chơi, dụng cụ nhà bếp và một phụ kiện tóc.

Các chất chống cháy được tìm thấy thường xuyên nhất là những loại được sử dụng trong vỏ bọc TV, bao gồm cả những loại đã bị cấm trước đây. Một trong số đó đã được tìm thấy với số lượng lớn trong loại khay sushi được sử dụng để khách hàng mang thức ăn đi.

Không chỉ các BFRs thay thế được tìm thấy trong các sản phẩm này, mà một số loại BFRs bị cấm cũng xuất hiện ở mức độ đáng lo ngại.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Mọi người đều biết quy tắc hãy ăn nhiều trái cây và rau. Vậy nhưng, giữa rất nhiều sự lựa chọn và các sản phẩm phong phú, đa dạng, bạn nên tập trung ăn loại nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng? Câu trả lời là cà chua.
2 tuần trước - Loại quả này là một loại gia vị phổ biến ở các tỉnh vùng núi và trung du phía Bắc.
1 tháng trước - Chế độ ăn giàu chất xơ, trái cây, nhiều protein là 3 trong 6 nguyên tắc giúp người từ 40 tuổi có sức khỏe tốt khi về già.
1 tháng trước - Một nguy cơ “sát sườn” đe dọa cuộc sống bình yên của con người đó là ngộ độc thực phẩm trong và sau mùa bão lũ.
1 tháng trước - Hà Nội- Sau sinh 5 tháng, Dương, 27 tuổi thấy mình đãng trí, nhớ nhớ quên quên, không thể tập trung chăm con.
Xem tin bài khác
6 phút trước - Ngày 15/10/2024 – Quỹ Khuyến học sữa đậu nành Việt Nam và Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy đã chính thức hợp tác với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai chương trình “Sữa đậu nành học đường” năm học 2024-2025 tại Quảng...
9 phút trước - Béo phì làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng đến tim mạch, có thể gây đột quỵ nếu không được chữa trị kịp thời.
1 giờ trước - Sau tai nạn, bệnh nhân chịu đựng nhiều đau đớn, chảy máu và không thể tiểu tiện, buộc gia đình phải đưa anh đến trung tâm y tế tuyến huyện để cấp cứu.
1 giờ trước - Cha mẹ chia nhỏ nhiệm vụ học tập, kết hợp thời gian thư giãn, khen thưởng khi cần để trẻ tăng động giảm chú ý thích thú học và cải thiện kết quả.
1 giờ trước - TP HCM- Chị Trúc, 47 tuổi, có u xơ to cách đây 8 năm, không tái khám mà uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, nay u lớn phải cắt bỏ tử cung.