ttth247.com

Nghìn ha rừng trồng đến tuổi không thể khai thác, tiếc nuối nhìn cây gãy đổ

Lãnh đạo khu bảo tồn nói gần 1.000ha rừng trồng tại 7 tiểu khu ở xã Ba Lòng (huyện Đakrông, Quảng Trị) "có giá trị rất lớn" nhưng không thể khai thác do sự thay đổi của luật, để lại nhiều ảnh hưởng đến rừng và hệ sinh thái.

Nhìn rừng vàng, chết khô, gãy đổ

Từ năm 2005 - 2015, tại các tiểu khu 820, 830, 851, 859, 847A, 833A, 845, khu bảo tồn trồng 979,1ha rừng với phương thức hỗn giao giữa cây trồng bản địa như lát hoa, thông nhựa, sao đen kết hợp với cây phù trợ là cây keo tai tượng. Trong đó, mật độ cây keo tối đa 50 - 60%.

Ông Hoàng Văn Chiến - phó giám đốc ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông - cho biết việc trồng rừng nhằm phủ xanh rừng.

"Đến nay, toàn bộ diện tích rừng trồng hỗn giao ở trên còn chủ yếu là cây keo tai tượng và rải rác sao đen, thông nhựa; riêng cây lát hoa không còn. Cây sao đen sinh trưởng, phát triển kém do bị cây keo tai tượng lấn át về không gian dinh dưỡng, ánh sáng", ông Chiến cho hay.

Cụ thể, keo còn lại 432 cây/ha, đường kính trung bình 24cm, cao trung bình 14m, chất lượng được đánh giá tốt. Sao đen 170 cây/ha, sinh trưởng, phát triển kém so với thời gian đã trồng, đường kính 2 - 5cm, cao 1 - 2m. 

Ngoài ra, hiện trường còn có 90 cây keo/ha bị ngã đổ do đã đạt tuổi thành thục tự nhiên (qua tuổi này cây sẽ mục ruỗng, tự chết).

Số cây keo trên đã có hiện tượng chết cành, chết rễ nên rất dễ tự gãy đổ khi thời tiết có gió to, mưa lớn, mất khả năng phòng hộ, rất dễ cháy rừng vào mùa khô hạn, ảnh hưởng đến khả năng tái sinh phục hồi rừng tự nhiên và gây lãng phí đến hiệu quả đầu tư.

Đặc biệt, dưới tán rừng keo tai tượng, hệ động, thực vật rừng tự nhiên rất khó tái sinh, sinh trưởng, phát triển, làm mất tính đa dạng sinh học.

Vướng luật mới không thể khai thác

Ông Chiến cho hay diện tích cây keo ở trên nằm trong rừng đặc dụng, theo Luật Lâm nghiệp 2017 thì không thể khai thác, tận thu.

"Trong luật có quy định khai thác để nghiên cứu khoa học với mô hình nhỏ, hoặc khai thác phục vụ an ninh quốc phòng nhưng mình khai thác tận thu gỗ rồi trồng mới rừng bản địa thì không cho phép.

Phải đo đếm, lập ô tiêu chuẩn mới tính trữ lượng rồi nhân đơn giá mới ra tiền, nhưng rất nhiều tiền", ông Chiến nói. Do không thể khai thác nên khu bảo tồn chỉ có thể ra sức bảo vệ và để cây tự gãy đổ.

Ông Trương Quang Trung - giám đốc khu bảo tồn - cho hay ngoài các hệ lụy ở trên, việc khai thác tận thu số gỗ rừng trồng có thể giúp tái đầu tư cho công tác phục hồi rừng, mua sắm trang thiết bị, tăng khả năng phòng hộ, hạn chế được cháy rừng xảy ra trong thời kỳ biến đổi khí hậu khó lường.

Sau khi khai thác gỗ thông thường đơn vị sẽ trồng lại rừng bản địa, từ đó tăng nguồn thu cho đơn vị sau khi thành rừng từ nguồn bán tín chỉ carbon, tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương trong quá trình trồng và bảo vệ rừng...

Việc khai thác nguồn gỗ rừng trồng này vừa tránh lãng phí, về lâu dài góp phần đưa khu bảo tồn này nâng hạng lên vườn quốc gia.

Hiện các sở ngành và UBND tỉnh Quảng Trị đang nghiên cứu, trình bộ ngành, trung ương để giải quyết vướng mắc này.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ho Rum, một bản làng hẻo lánh ở 'chút mút' xã Kim Thủy (H.Lệ Thủy, Quảng Bình) với vô vàn khó khăn như rất nhiều bản làng khác dưới rặng Trường Sơn (không điện, không mạng viễn thông, không nước sạch...), nhưng bỗng một ngày lại được nhắc...
3 tuần trước - Sáng 29.8, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
2 tuần trước - Trong hơn 40 năm sống và phát triển sự nghiệp ở Mỹ, tôi có cơ hội chu du khắp nước Mỹ bằng xe hơi. Có thể nói, tôi nhìn thấy được nét đẹp của nước Mỹ từ danh lam thắng cảnh, con người đến văn hóa vùng miền, nhưng nếu hỏi đến Việt Nam thì...
2 tuần trước - Hướng tới mục tiêu trên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay người đứng đầu Chính phủ luôn nhấn mạnh, thúc giục các bộ ngành, địa phương hành động theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", biến nhiều điều tưởng như không thể thành có thể.
1 tuần trước - Cập nhật đến 22h đêm 7-9, tâm bão số 3 vẫn nằm ở khu vực Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Xem tin bài khác
18 phút trước - Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.
18 phút trước - Ngày 20.9, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đã triển khai quy trình tra cứu, hỗ trợ thuốc cấp cứu giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM trên ứng dụng. Có 14 bệnh viện tham gia tra cứu và chia sẻ thuốc cấp cứu.
30 phút trước - Mưa lớn đã làm mực nước trên các sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố gần lên mức báo động 2, sông La ở mức báo động 1.
30 phút trước - Sáng 20-9, lực lượng chức năng triển khai trục vớt nhịp cầu, xe và tổ chức tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ.
30 phút trước - Sáng 20-9, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết thường trực Tỉnh ủy vừa yêu cầu cơ quan chức năng dừng một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.