ttth247.com

Ngồi nhiều không tốt, vậy đứng nhiều liệu có ổn?

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa International Journal of Epidemiology, đã phát hiện về lâu dài, đứng nhiều hơn so với ngồi không cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về lưu thông máu, theo chuyên trang y khoa Medical Express.

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Sydney (Úc) thực hiện bao gồm 83.013 người tham gia không mắc bệnh tim khi bắt đầu nghiên cứu.

Ngồi nhiều không tốt, vậy đứng nhiều liệu có ổn?- Ảnh 1.

Đứng nhiều không cải thiện sức khỏe tim mạch mà có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về lưu thông máu do đứng lâu

Ảnh: Pexels

Các tác giả đã sử dụng dữ liệu về bệnh tim và bệnh về lưu thông máu mới khởi phát được thu thập trong khoảng thời gian từ 7 - 8 năm của những người tham gia, để điều tra tác động của ngồi nhiều và đứng nhiều đối với bệnh tim mạch. Những dữ liệu này được đo bằng thiết bị đeo tay tương tự như đồng hồ thông minh.

Kết quả đã phát hiện về lâu dài, đứng nhiều không cải thiện sức khỏe tim mạch - gồm bệnh tim mạch vành, đột quỵ và suy tim, mà có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về lưu thông máu do đứng lâu, như giãn tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu, theo Medical Express.

Tuy nhiên, kết quả cho thấy đứng nhiều không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy ngồi hơn 10 tiếng mỗi ngày làm tăng nguy cơ cả bệnh tim mạch và hội chứng nhịp tim tư thế đứng nhanh (tình trạng nhịp tim tăng bất thường khi đứng).

Điều này cho thấy tốt nhất vẫn là phải hoạt động thể chất nhiều hơn trong suốt cả ngày.

Tác giả chính, tiến sĩ Matthew Ahmadi, từ Đại học Sydney, cho biết: Điểm mấu chốt là đứng quá lâu sẽ không bù đắp được lối sống ít vận động và có thể gây nguy hiểm cho một số người về lưu thông máu.

Mặc dù các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đứng nhiều hơn không gặt hái được lợi ích sức khỏe, nhưng họ cảnh báo không nên ngồi trong thời gian dài.

Ngồi nhiều không tốt, vậy đứng nhiều liệu có ổn?- Ảnh 2.

Ngồi hơn 10 tiếng mỗi ngày làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và hội chứng nhịp tim tư thế đứng nhanh

Ảnh: Pexels

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho người ngồi nhiều

Tiến sĩ Ahmadi cho biết có những cách khác để người thường xuyên ít vận động cải thiện sức khỏe tim mạch.

Nghĩa là người thường xuyên ngồi hoặc phải đứng trong thời gian dài nên lên lịch vận động thường xuyên trong ngày.

Đối với những người thường phải ngồi trong thời gian dài, cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch là bao gồm nhiều vận động ngẫu nhiên trong ngày và tập thể dục.

Đi bộ xung quanh, sử dụng cầu thang, nghỉ giải lao thường xuyên khi lái xe đường dài hoặc rời khỏi bàn làm việc và vận động trong giờ nghỉ trưa là những cách đơn giản giúp bạn vận động.

Nghiên cứu của cùng nhóm tác giả được công bố đầu năm nay cũng cho thấy khoảng 6 phút tập thể dục mạnh mẽ hoặc 30 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim ngay cả ở những người ngồi hơn 11 giờ mỗi ngày.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 giờ trước - 'Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường hay khát nước, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi. Không những vậy, bệnh còn xuất hiện một số bất thường ở tai'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
2 tuần trước - Hà Nội- Không còn hứng thú với vợ, người đàn ông 34 tuổi nghĩ mình bị áp lực, stress, đi khám phát hiện bệnh mãn dục sớm.
5 ngày trước - Will West, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học George Washington, tự tử ở tuổi 33, để lại thư tuyệt mệnh kể về sự kiệt quệ của anh và đồng nghiệp.
3 tuần trước - Tham vọng nuôi con "siêu nhân" khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
1 tháng trước - Có nên ăn chuối trước khi đi ngủ để ngủ ngon?; 8 lợi ích tuyệt vời của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày; 4 dấu hiệu khi ăn cảnh báo ung thư... là những thông tin chính về sức khỏe trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày mới, thứ hai 9.9....
Xem tin bài khác
22 phút trước - Bệnh lý vùng hậu môn - trực tràng là một trong những bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Nhiều người e ngại đi khám hoặc tự tìm kiếm các bài thuốc trên mạng để chữa bệnh khiến tình trạng nặng hơn.
3 giờ trước - Sử dụng điện thoại ngay sau khi thức dậy có thể gây rối loạn giấc ngủ, tăng căng thẳng, giảm tập trung hay có xu hướng so sánh hình ảnh bản thân với người khác.
3 giờ trước - Cho dù bạn đã ăn uống lành mạnh trong suốt cuộc đời thì điều quan trọng là phải xem xét kỹ chế độ ăn uống của mình sau tuổi 50.
3 giờ trước - Để giảm cân, mọi người thường sẽ bắt đầu bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Các bữa ăn ưu tiên món lành mạnh, ít calo. Tuy nhiên, một hiện tượng không phải hiếm gặp là trước khi thực sự giảm cân, cơ thể sẽ tăng cân nhẹ.
3 giờ trước - Hà Nội- Lần thứ 5 bị đứt mắc cài sau 2 tháng niềng răng, kèm "combo" hóp má, hóp thái dương, sụt cân khiến Linh, 27 tuổi, chán nản, nói đây là "kiếp nạn".