ttth247.com

Ngủ muộn khiến tăng hay giảm cân?

Tôi có thói quen ngủ muộn, cơ thể hay mệt mỏi vì thiếu ngủ, điều này khiến cân nặng tăng hay giảm? (Hà, 34 tuổi, Phú Thọ)

Trả lời:

Thói quen ngủ muộn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì, bởi chúng làm rối loạn các hormone điều chỉnh cảm giác đói và no như ghrelin và leptin. Ghrelin kích thích cảm giác đói, trong khi leptin báo hiệu no cho cơ thể. Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc có thể làm tăng mức ghrelin và giảm mức leptin, dẫn đến cảm giác thèm ăn nhiều hơn và tăng cân. Ngoài ra, ngủ muộn thường liên quan đến việc ăn uống vào các giờ muộn, đặc biệt là tiêu thụ thực phẩm giàu calo và đường, làm tăng tổng lượng calo tiêu thụ, góp phần vào việc tăng cân.

Khi thiếu ngủ, cơ thể giảm tốc độ trao đổi chất khiến việc đốt cháy calo ít hiệu quả hơn, từ đó tăng nguy cơ tăng cân. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng đường huyết và khả năng cơ thể sử dụng insulin. Rối loạn đường huyết là nguyên nhân dẫn đến cảm giác đói liên tục và ăn uống không kiểm soát.

Bên cạnh đó, những người ngủ muộn thường ít có thời gian hoặc động lực để tham gia vào các hoạt động thể chất, dẫn đến giảm số lượng calo tiêu thụ qua vận động. Điều này còn làm tăng mức cortisol, hormone căng thẳng, góp phần vào cảm giác thèm ăn và tăng cân.

Để giảm nguy cơ béo phì liên quan đến thói quen ngủ muộn, bạn hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần, điều này giúp ổn định nhịp sinh học và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ; hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại và màn hình máy tính trước khi ngủ. Tránh ăn các thực phẩm giàu calo, đường, và chất béo vào buổi tối để giảm cảm giác thèm ăn và nguy cơ tăng cân.

Thực hiện tập thể dục đều đặn để giúp cải thiện giấc ngủ và duy trì cân nặng. Áp dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, hoặc các bài tập thư giãn để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ảnh minh họa: Parade

Ảnh minh họa: Parade

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn
Phó Viện trưởng Viện phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân quân đội 108

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bên cạnh chế độ ăn uống, giấc ngủ cũng góp phần không nhỏ gây tác động tới lượng đường trong máu của chúng ta.
2 tuần trước - Tăng men gan là một trong số các bệnh thường gặp gây tổn hại đến tế bào gan, có thể dẫn đến xơ gan, suy gan... Trong nhiều trường hợp, thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng men gan cao mà không cần dùng thuốc.
1 tháng trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
1 tháng trước - Buồn ngủ ngay sau khi ăn không đơn giản vì no, có thể 4 bệnh lý nguy hiểm này đang ảnh hưởng tới cơ thể. Biết cách thực hiện đúng phép dưỡng sinh 'căng da bụng chùng da mắt' sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.
1 ngày trước - TP HCM- Cân nặng tăng lên 96 kg, Thanh Thúy bị gan nhiễm mỡ, rối loạn nội tiết, quyết tâm giảm cân bằng bí quyết "ăn no không tích mỡ".
Xem tin bài khác
8 phút trước - Biểu hiện của người tăng ham muốn quá mức là có thể "yêu" chục lần một ngày. Chị N., 35 tuổi, ở Hà Nội,...
23 phút trước - Mọi người đều đã biết muốn khỏe mạnh cần tập thể dục hằng ngày, nhưng điều không ngờ là thỉnh thoảng đi bộ một lần cũng mang lại tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
53 phút trước - Người có tiền sử dị ứng, bị trào ngược axit, mắc bệnh tự miễn hoặc thận mạn nên hạn chế ăn cà chua vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
53 phút trước - Con gái tôi hai tuổi, hay bị tiêu chảy, lười ăn. Tôi nên cho con ăn gì, hạn chế thực phẩm nào để cải thiện tình trạng này? (Ngọc Hoa, TP HCM)
53 phút trước - Vaccine ngừa Norovirus - tác nhân gây nôn mửa và tiêu chảy, sẽ thử nghiệm giai đoạn ba tại 27 cơ sở y tế của Anh, bắt đầu từ cuối tháng 10.