ttth247.com

Người bệnh ung thư tuyến giáp có nên kiêng ăn bắp cải?

Tôi bị ung thư tuyến giáp, đã cắt một tuyến giáp. Tôi đọc nhiều thông tin khuyên không nên ăn bắp cải vì dễ khiến bệnh tái phát, có đúng không? (Huỳnh Hoa, 35 tuổi, Bình Thuận)

Trả lời:

Ung thư tuyến giáp là tình trạng các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường và ác tính. Đây là ung thư phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp chủ yếu là phẫu thuật, uống iốt phóng xạ. Trong một số trường hợp, người bệnh ung thư tuyến giáp cần điều trị với hóa trị, liệu pháp miễn dịch.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Rau củ cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa... mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại rau có thể ảnh hưởng đến liệu pháp điều trị và khả năng hấp thu của các loại thuốc, ví dụ như rau họ cải.

Rau củ họ cải như bông cải xanh, bắp cải, cải ngồng, cải thìa, cải xoăn chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao, tốt cho sức khỏe. Song nhóm thực phẩm này cũng chứa nhiều goitrogens, có thể ức chế quá trình vận chuyển iốt đến tuyến giáp. Dù vậy, tác động của goitrogens sẽ giảm khi nấu chín hoặc kết hợp với các thực phẩm nhiều iốt như cá, tôm, rau tía tô...

Bắp cải và rau họ cải chứa isothiocyanate, nếu người bệnh ung thư tuyến giáp ăn nhiều dễ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Nếu ăn sống, cơ thể hấp thụ nhiều isothiocyanate gây cản trở quá trình hấp thụ iốt của tuyến giáp. Bắp cải còn chứa glucosinolates (chất tạo ra mùi đặc trưng của loại rau này) có thể làm giảm khả năng sử dụng iốt của tuyến giáp, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bác sĩ Vinh tư vấn cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Vinh tư vấn cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Các tác động này chỉ xảy ra khi bạn ăn quá nhiều bắp cải hoặc sử dụng liên tục khi bị bệnh tuyến giáp. Trường hợp của bạn không cần kiêng rau họ cải, thay vào đó bạn có thể ăn rau củ họ cải với liều lượng vừa phải, chẳng hạn 1/4 bắp cải mỗi tuần. Liệu lượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không có khả năng gây tái phát bệnh ung thư tuyến giáp.

Sau điều trị, bạn nên tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra, phát hiện bất thường nếu có và điều trị kịp thời.

BS.CKI Lê Ngọc Vinh
Khoa Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ
Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
5 ngày trước - Tôi mắc bệnh ung thư tuyến giáp, đã phẫu thuật, đang chờ uống thuốc iốt phóng xạ. Tôi có nên kiêng hải sản không? (Quỳnh Nga, 30 tuổi, Long An)
3 tuần trước - GĐXH - Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy, những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường
4 ngày trước - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video chia sẻ về việc bệnh nhân nhịn ăn 26 ngày để chữa “bách bệnh“, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Bác sĩ Bệnh viện K lên tiếng.
4 ngày trước - Theo một số nghiên cứu khoa học, sử dụng nhiều hạt ớt và ăn với thời gian kéo dài có thể gây ung thư dạ dày. Đặc biệt với một số người mắc bệnh trĩ, dạ dày, tim mạch, não, cao huyết áp, ăn quá nhiều ớt có thể gây nguy hiểm.
1 tuần trước - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.
Xem tin bài khác
4 phút trước - Vỏ bưởi chứa tinh dầu vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giảm đau. Theo bác sĩ Huỳnh Tấn...
25 phút trước - Ngoài tác nhân ô nhiễm bên ngoài, các chất kích ứng, dị ứng cũng tiềm ẩn trong môi trường sống, cần được làm sạch thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.
25 phút trước - Quảng Bình- Bé gái 8 tuổi ngừng hô hấp sau khi ăn cà gai leo, được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu nhưng không qua khỏi.
25 phút trước - Nghiên cứu mới tại Mỹ phát hiện dụng cụ bằng nhựa màu đen, chất chống cháy trong hộp đựng thực phẩm có thể độc hại, làm tăng nguy cơ ung thư.
1 giờ trước - Theo nghiên cứu, những vấn đề về dạ dày, như loét hoặc trào ngược axit, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Do đó, bảo vệ sức khỏe đường ruột là vấn đề hết sức quan trọng.