ttth247.com

Người dân diện thu hồi đất ở đền Bà Kiệu đối thoại với chính quyền

Hà NộiCác hộ dân đồng thuận thực hiện dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật xung quanh đền Bà Triệu, nhưng đề nghị có chính sách bồi thường, tái định cư thỏa đáng.

Chiều 21/8, quận Hoàn Kiếm tổ chức hội nghị đối thoại với tổ chức và hộ dân nằm trong mốc giới thu hồi đất thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh di tích đền Bà Kiệu.

Đền Bà Kiệu nằm ở số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, được xây dựng vào thế kỷ 17, xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994. Trong khu vực bảo vệ I của đền có Công ty cổ phần Mỹ thuật và Vật phẩm văn hóa Hà Nội và 7 hộ dân đang sinh sống, kinh doanh.

Năm 2021, HĐND TP Hà Nội ban hành nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh đền. Sau đó UBND thành phố phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi để thực hiện dự án, sử dụng nguồn vốn ngân sách, thực hiện năm 2022-2024.

Hộ dân sống ở khu di tích đền Bà Kiệu (mặt phố Đinh Tiên Hoàng) kinh doanh túi xách, balo. Ảnh: Giang Huy

Hộ dân sống ở khu di tích đền Bà Kiệu (mặt phố Đinh Tiên Hoàng) kinh doanh túi xách, balo. Ảnh: Giang Huy

Tháng 7/2024, quận Hoàn Kiếm phê duyệt giá đất làm cơ sở bồi thường để thực hiện dự án. Theo đó, giá đất ở vị trí 1 phố Đinh Tiên Hoàng gần 420 triệu đồng/m2; vị trí 1 phố Hàng Dầu hơn 350 triệu đồng/m2; vị trí 1 phố Lò Sũ gần 280 triệu đồng/m2 và vị trí 4 phố Đinh Tiên Hoàng hơn 127 triệu đồng/m2.

Quận Hoàn Kiếm đã ban hành các quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư và ngày 14/8 ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất, thực hiện đến 30/9. Do các hộ dân và tổ chức chưa đồng thuận, chưa bàn giao mặt bằng nên Ban Cưỡng chế thu hồi đất quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi đối thoại để trả lời các kiến nghị, đồng thời vận động người dân chấp hành. Trong hơn 2 giờ, 5/7 hộ dân, tổ chức đã nêu ý kiến.

Đại diện Công ty cổ phần Mỹ thuật và Vật phẩm văn hóa Hà Nội cho biết đồng thuận với chủ trương, sẵn sàng di dời và mong chính quyền sớm phản hồi kiến nghị được thuê tại địa điểm khác để tiếp tục kinh doanh. Đa số hộ dân cũng nhất trí việc thực hiện dự án, nhưng đề nghị về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư thỏa đáng.

Ông Bùi Anh Tuấn cho hay gia đình là một trong 3 hộ đại diện dòng họ thủ nhang đời thứ 11 đền Bà Kiệu (thủ nhang là người trông coi và tổ chức các nghi thức hành lễ) và ý kiến của ông đại diện cho tất cả hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Gia đình ông sẵn sàng di dời, nhưng là để tôn tạo phục hồi công trình phụ trợ chứ không phải để lát đá làm hè.

Với nhà tái định cư, ông Tuấn đã đi xem nhà ở phường Thượng Thanh, quận Long Biên, nhưng thấy tòa nhà xuống cấp, thang máy trục trặc lại ở sát đường lớn ồn ào, bụi bẩn. Cho rằng đền do cụ tổ xây dựng trên đất vườn ao của gia đình rồi truyền qua các đời con cháu, ông kiến nghị nhà nước có hình thức ghi lại công lao của các thế hệ đã xây dựng, gìn giữ ngôi đền.

Ông Bùi Huy Tuấn phát biểu tại cuộc đối thoại ngày 21/8. Ảnh: Giang Huy

Ông Bùi Anh Tuấn phát biểu tại cuộc đối thoại ngày 21/8. Ảnh: Giang Huy

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai nêu thắc mắc số liệu khác nhau về diện tích bồi thường cho gia đình, khi thì 16 m2, khi lại hơn 30 m2. Bà Mai thông tin các hộ dân đã có đơn thư lên Trung ương và kiện UBND quận Hoàn Kiếm ra tòa yêu cầu hủy quyết định số 1867 ngày 27/9/2024 về việc thu hồi đất của một tổ chức và 7 cá nhân ở 59 Đinh Tiên Hoàng.

Bà Mai cho biết tòa đã thông báo thụ lý vụ án hành chính, Trung ương có văn bản đề nghị thành phố báo cáo nội dung liên quan đến đơn thư. "Đề nghị quận trả lời trong thời gian tòa thụ lý, quận có tổ chức cưỡng chế hay không?", bà Mai nêu câu hỏi.

Phản hồi bà Mai, ông Ngô Anh Toàn, Phó ban cưỡng chế quận Hoàn Kiếm, cho biết việc nhận và chuyển đơn là quy trình bình thường, chứ không phải phát hiện sai phạm nên chuyển đơn. Tương tự khi người dân khởi kiện quyết định hành chính thì tòa thụ lý, thông báo của tòa nêu rõ đây là "vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường". Do đó quyết định cưỡng chế vẫn có hiệu lực. Sau buổi đối thoại, Ban sẽ báo cáo kết quả vận động để có thời gian chuẩn bị cưỡng chế.

Về diện tích bồi thường hộ bà Mai, ông Toàn cho biết do các hộ không đồng thuận cho kiểm đếm nên Ban sử dụng hồ sơ lưu trữ quản lý của cơ quan nhà nước. Sau khi các hộ di dời hoặc bị cưỡng chế, Ban sẽ tổ chức đo đạc lại, xác định nguồn gốc nhà đất và thực hiện phương án bồi thường theo đúng quy định.

Phó ban cưỡng chế quận Hoàn Kiếm Ngô Huy Toàn trả lời các ý kiến của người dân tại đối thoại. Ảnh: Giang Huy

Phó ban cưỡng chế quận Hoàn Kiếm Ngô Anh Toàn trả lời các ý kiến của người dân tại đối thoại. Ảnh: Giang Huy

Phản hồi ý kiến của ông Tuấn, Phó ban cưỡng chế quận Hoàn Kiếm nói trong 16 năm làm công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện nhiều dự án mà di tích có xuất phát điểm là của tư nhân xây dựng, không riêng đền Bà Kiệu. Nhưng sau đó tất cả di tích đều do nhà nước quản lý và đền Bà Kiệu không ngoại lệ. Khi tổ chức tôn tạo các di tích có nguồn gốc như trên, cơ quan quản lý đều cho phép đặt bài vị, bát hương thờ cá nhân có công xây dựng, giữ gìn di tích.

Về đề xuất phục hồi các công trình phụ trợ của ông Tuấn, đại diện Sở Văn hóa Thể thao nêu khu vực I phải bảo vệ nguyên trạng. Các công trình phục vụ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích thuộc khu vực bảo vệ II (được xây dựng các hạng mục) phải được sự chấp thuận của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Do vậy, đại diện Sở cho rằng việc gia đình đề nghị xây dựng hạng mục phụ trợ là không phù hợp.

Không đồng tình, ông Bùi Anh Tuấn cho rằng gia đình không đề xuất xây mới mà tôn tạo bảo tồn các công trình phụ trợ đang có. Ông đề nghị Ban quản lý dự án cho dựng biển báo công trình, trong đó có hình ảnh khi hoàn thành cải tạo hạ tầng kỹ thuật để người dân, du khách biết và đóng góp ý kiến.

Ba hộ dân khác bày tỏ đồng thuận với dự án nhưng đề nghị có chính sách thỏa đáng về mức hỗ trợ đền bù, chính sách tái định cư và cho người dân thêm thời gian tìm nơi ở mới, giải phóng hàng hóa đang kinh doanh.

Theo Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng, thành phố giao quận làm chủ đầu tư, thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách với mục tiêu là gìn giữ, phát huy giá trị di tích, đồng thời kết nối đền Bà Kiệu với di tích cấp quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Việc đối thoại với tổ chức, người dân nằm trong mốc giới thu hồi đất của dự án thực hiện theo quy trình, cũng là buổi cuối cùng quận cùng các cơ quan ban ngành đối thoại với các hộ dân liên quan đến việc triển khai dự án.

Ông Tùng cảm ơn Công ty cổ phần Mỹ thuật và Vật phẩm văn hóa Hà Nội ủng hộ chủ trương, cam kết di chuyển trong thời gian sớm nhất. Với một số hộ vẫn chưa đồng thuận, quận sẽ tổng hợp kiến nghị phù hợp báo cáo UBND thành phố để tiếp thu và trả lời. Ông đề nghị phường Lý Thái Tổ, Ban quản lý dự án quận và các đơn vị tiếp tục gặp gỡ, vận động cho đến trước thời điểm cưỡng chế.

"Rất mong các hộ dân đồng hành với quận vì mục đích chung là bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Dự án này phải giải phóng mặt bằng và khôi phục bức tường rào bao quanh công trình, lát lại sân. Sau triển khai, quận sẽ nghiên cứu đề xuất thành phố dự án đầu tư tôn tạo tổng thể đền Bà Kiệu", ông Tùng nói.

Võ Hải

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nghệ An hiện có hơn 90.000 người đang lao động có hợp đồng với doanh nghiệp ở nước ngoài, mỗi năm gửi về khoảng 650 triệu USD (khoảng gần 17.000 tỉ đồng), chưa kể kiều hối của hàng ngàn người xuất ngoại bằng nhiều cách khác.
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 ngày trước - Trước áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ mạnh thành bão số 4 và đang hướng vào vùng biển Quảng Trị - Đà Nẵng, bà con miền Trung đang cấp tập chuẩn bị ứng phó.
1 tháng trước - Những dự án quy mô 2 - 3 tỉ USD cho đến cả chục tỉ USD được lãnh đạo nhiều tập đoàn hàng đầu Ấn Độ chia sẻ mong muốn tìm hiểu và hợp tác đầu tư với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong khuôn khổ chuyến thăm nước này.
1 tháng trước - Nhà thơ Chế Lan Viên có hai câu thơ nổi tiếng: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn (Tiếng hát con tàu).
Xem tin bài khác
11 phút trước - Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão số 4 khiến một số tuyến đường tại H.Hướng Hóa (Quảng Trị) sạt lở gây cản trở giao thông.
1 giờ trước - Hai phó thủ tướng cùng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án.
1 giờ trước - Tối 19-9, Đồn biên phòng Đắc Pring (Bộ đội biên phòng Quảng Nam) cho biết sau nhiều giờ huy động cán bộ chiến sĩ cùng lực lượng địa phương, toàn bộ dân ở thôn 56B, xã Đắk Pre (huyện Nam Giang) đã được sơ tán tới nơi an toàn.
1 giờ trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn, quan trọng, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc đối với hòa bình,...
1 giờ trước - Trong quá trình tránh trú bão số 4 ở Khánh Hoà, một ngư dân Bình Định trượt chân ngã đập đầu vào thành tàu cá rồi rơi xuống biển, tử vong