ttth247.com

Người đàn ông bị vỡ tim được cứu sống ngoạn mục

Người đàn ông bị vỡ tim do tai nạn giao thông được bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống nhờ quy trình "báo động đỏ liên viện".

Ngày 9-10, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết bệnh nhân L.V.P (26 tuổi; trú huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) bị vỡ tim, sau khi được các y-bác sĩ phẫu thuật, chăm sóc tích cực, sức khoẻ ổn định, tỉnh táo hoàn toàn, được rút dẫn lưu ngực và có thể xuất viện.

Ông P. nhập viện vào khuya 3-10 với tình trạng khó thở nhiều, tím tái do vỡ tim vì tai nạn giao thông, tính mạng nguy kịch.

Bệnh nhân bị vỡ tim sức khoẻ đã tốt lên sau phẫu thuật.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiến hành kích hoạt quy trình "báo động đỏ liên viện". Một ê - kíp phẫu thuật tim mạch kèm theo thuốc men, trang thiết bị từ Bệnh viện Trung ương Huế khẩn trương nhanh chóng ra cơ sở 2 để phối hợp thực hiện phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân.

Bị vỡ tim trong trường hợp do tai nạn thường chiếm tỉ lệ thấp nhưng nguy cơ tử vong rất cao.

Bị vỡ tim trong trường hợp do tai nạn thường chiếm tỉ lệ thấp nhưng nguy cơ tử vong rất cao.

Khoảng 20 phút sau, họ đã có mặt tại phòng mổ, bệnh nhân và các phương tiện đã chuẩn bị sẵn sàng trong quá trình chờ đợi. Ê - kíp phẫu thuật thực hiện dưới sự điều hành của ThS-BS Nguyễn Xuân Hùng, Phó Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực - Tim mạch, đã tiến hành cắt xương ức bộc lộ toàn bộ màng tim, máu đang chảy phụt rất mạnh, lượng máu mất khoảng 2,5 lít. 

Các bác sĩ tiến hành kẹp lỗ thủng và nhanh chóng khâu lại lỗ thủng khoảng 2 cm, cầm máu. Cuộc phẫu thuật nhanh chóng hoàn thành và thành công, sức khoẻ bệnh nhân dần hồi phục tốt.

Theo ThS-BS Nguyễn Xuân Hùng, vỡ tim xảy ra trong khoảng 0,5%-2% tổng số các trường hợp chấn thương ngực nghiêm trọng do tai nạn giao thông. 

Mức độ tử vong lên đến 75%-90% vì gây mất máu nhanh chóng hoặc gây ra suy tim đột ngột. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân tử vong ngay tại hiện trường trước khi được đưa đến bệnh viện. Chỉ có khoảng 10%-15% nạn nhân sống sót nếu được cấp cứu và phẫu thuật khẩn cấp ngay lập tức để sửa chữa tổn thương tim. Để cấp cứu thành công trường hợp vỡ tim nguy kịch, yếu tố quan trọng nhất là thời gian và hướng xử lý đúng.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thường xuyên bị mẹ chồng mắng nhiếc, cấm cản về nhà ngoại, Thủy, 27 tuổi, ở Thanh Hóa, luôn sợ sệt, chán nản, lâu dần rơi vào trầm cảm.
1 tháng trước - Thường xuyên bị mẹ chồng mắng nhiếc, cấm cản về nhà ngoại, Thủy, 27 tuổi, ở Thanh Hóa, luôn sợ sệt, chán nản, lâu dần rơi vào trầm cảm.
1 tháng trước - Một người đàn ông ở Anh may mắn được cứu sống sau khi bị cả đàn ong bắp cày đốt 240 lần trên khắp cơ thể.
1 tháng trước - Chị Trịnh Thị Hiền, 39 tuổi, mắc bệnh phổi hiếm gặp, tiên lượng sống dè dặt, nay khỏe mạnh nhờ được ghép lá phổi từ người cho chết não.
3 tuần trước - Bất kể mắc bệnh gì, từ dạ dày, tiểu đường, đại tràng đến ung thư, chỉ cần uống nước tại cơ sở này sẽ khỏi bệnh. Nghe lạ lùng là vậy, thế nhưng không ít người 'có bệnh vái tứ phương' vẫn đến tìm 'thần y' để trị bệnh.
Xem tin bài khác
24 phút trước - Đức- Bác sĩ Eliza Pierko cứu một người đàn ông tại giải chạy marathon, sau đó tiếp tục hoàn thành cuộc đua và phá kỷ lục cá nhân.
24 phút trước - Hà Nội- Bệnh nhi bị chảy máu và có nhiều dịch vùng kín, bác sĩ nội soi phát hiện 3 mảnh bông gòn dính chặt, ăn sâu vào tổ chức niêm mạc, gây viêm.
1 giờ trước - 'Chúng ta thường được khuyên nên ngủ đủ giấc, từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm, nhưng đi ngủ giờ nào là tốt nhất cho sức khỏe?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 giờ trước - Nếu gặp triệu chứng đáng lo ngại sau đây khi đi bộ, cần để ý đến quả tim của bạn.
1 giờ trước - Lo âu là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện trước các nguy cơ trong cuộc sống. Lo âu nếu kéo dài không chỉ khiến tâm trí dễ rơi vào trạng thái quá tải mà còn tác động tiêu cực đến thể chất. Ngoài ra, lo âu cũng tác động không nhỏ...