ttth247.com

Người dân sống dưới chân núi Sọ ở Đà Nẵng thấp thỏm, lo sợ sạt lở

Bước vào mùa mưa bão, nhiều hộ dân sống dưới chân núi Sọ (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) lại nơm nớp lo sợ núi sạt lở vùi lấp nhà cửa.

Có 43 hộ dân (137 người) đang sinh sống tại khu vực sát chân núi Sọ. Cứ mỗi lần có mưa bão, những hộ dân này lại phải di dời đến các khu vực an toàn.

Theo ghi nhận, nhiều khu vực xung quanh núi Sọ xuất hiện các điểm có nguy cơ sạt lở cao. Nhiều cụm đất đá ở những điểm này đã “no nước” sau những cơn mưa lớn vừa qua khiến người dân sống trong lo lắng.

Đặc biệt cơn bão Yagi vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại các tỉnh miền Bắc khiến người dân nơi đây thêm phần bất an.

Sống dưới chân núi Sọ nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Mai Vân (thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa Sơn) luôn thấp thỏm, lo lắng vì sợ núi lở.

“Tôi vẫn còn nhớ vụ sạt lở cách đây vài năm khiến đất đá ập xuống sát chân nhà tôi. Từ đó hễ có bão hay mưa lớn, chúng tôi sẽ lập tức di dời đến nơi khác để đảm bảo an toàn. Vừa bước vào mùa mưa bão, gia đình tôi đã cảm thấy bất an, ngủ không ngon giấc", chị Vân chia sẻ.

Trong đợt mưa lớn vào tháng 10-2022, nhiều căn nhà ở khu vực này đã xuất hiện nhiều vết nứt và có dấu hiệu sụt lún khiến người dân lo lắng.

Theo anh Nguyễn Quang Thiện (thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa Sơn), khu vực nhà anh nằm trong diện quy hoạch di dời nên hiện tại anh chưa thể sửa chữa, gia cố nhà cửa.

“Nhiều năm nay nhà tôi xuất hiện các vết nứt trên tường khiến nước mưa thấm vào nhà. Tôi mong sớm được chuyển đến khu định cư mới an toàn hơn để chúng tôi có thể yên tâm làm ăn”, anh Thiện cho biết.

Ông Hồ Văn Y - phó chủ tịch UBND xã Hòa Sơn, cho biết chính quyền xã luôn theo sát các điểm có nguy cơ sạt lở trên núi Sọ. Xã đã chủ động tách các dòng chảy trên các sườn đồi để tránh việc nước mưa chảy ào ạt về một chỗ, từ đó giảm bớt nguy cơ sạt lở.

“Từ năm 2020, núi Sọ đã xuất hiện một vài vết nứt, dẫn đến nguy cơ sạt lở. Xã luôn theo dõi tình hình mưa lũ để có phương án di tán dân cư kịp thời trong khu vực dưới chân núi Sọ. Phía người dân cũng rất chủ động trong việc di dời đến nơi an toàn khi có mưa bão”, ông Y nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 ngày trước - Bão số 4 đổ bộ vào đất liền và suy yếu, nhưng các địa phương miền Trung đã cảnh giác ứng phó cao độ, di dời dân trước nỗi ám ảnh sạt lở từng xảy ra trước đó…
4 ngày trước - Mưa lớn kéo dài liên tục từ tối 17.9 đến cả ngày 18.9 khiến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế bị ngập úng diện rộng. Bên cạnh đó, các địa phương đều chủ động lên phương án để ứng phó với bão số 4.
1 ngày trước - Dự án chống sạt lở núi Van Cà Vãi (thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) được đầu tư khẩn cấp, thi công trong 108 ngày, nhưng sau 60 ngày chỉ mới làm hơn 23% khối lượng.
4 ngày trước - Trước áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ mạnh thành bão số 4 và đang hướng vào vùng biển Quảng Trị - Đà Nẵng, bà con miền Trung đang cấp tập chuẩn bị ứng phó.
1 tuần trước - 16 giờ 50 chiều nay, 11.9, các chiến sĩ và người dân xung quanh được lệnh rút khỏi hiện trường tìm kiếm do nguy cơ sạt lở tiếp diễn. Khép lại một ngày nỗ lực tìm kiếm người bị nạn tại thôn Làng Nủ, với nước mắt tiễn đưa người thân xấu số...
Xem tin bài khác
3 phút trước - Nếu điều chỉnh quy hoạch, biệt thự đúng 100 năm tuổi này sẽ có cơ hội được giữ lại làm bảo tàng, phim trường...
3 phút trước - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đề xuất UBND TP Hà Nội chỉ tổ chức bắn pháo hoa tại 1 điểm, 2 trận địa ở quận Hoàn Kiếm, từ 21h30 - 21h45 vào ngày 10-10-2024.
4 phút trước - Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp và gió mùa Tây Nam, nhiều vùng biển trên cả nước có mưa dông, gió giật mạnh cấp 7-8.
4 phút trước - Công an TP Đà Lạt đang làm rõ vụ cháy xe taxi đang đậu trên đường phố. Phần đầu xe bị hư hỏng nặng.
15 phút trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung dân chủ, kỷ luật, kỷ cương hành chính; nếu ai sợ trách nhiệm thì “đứng sang một bên“.