ttth247.com

Người miền Trung phòng chống bão

Nhiều di tích, nhà cửa, tàu thuyền được người dân chằng chống khi áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, đổ bộ vào miền Trung.

Ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa rất to, diện rộng. Nghe thông báo có mưa lớn, nguy cơ lũ lụt xảy ra, nhiều người dân đã đưa thuyền rồng lên đậu trước công viên Phú Xuân, gia cố vào các gốc cây cổ thụ. Nhiều năm qua, đây là khu vực tránh trú bão và nước lũ của các hộ kinh doanh thuyền rồng trên sông Hương.

Đê Mai Dương trên sông Sịa đoạn qua xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền bị sạt lở. Để đảm bảo an toàn trước mưa bão, Ban chỉ huy quân sự huyện Quảng Điền đã huy động cán bộ, dân quân dùng rọ sắt và đá để gia cố.

Nằm bên sông Hương, di tích Nghênh Lương Đình được chằng néo bằng các dây cáp sắt. Các di tích khác như Phu Văn Lâu, Ngọ Môn... cũng được thực hiện tương tự.

Ở các bãi neo đậu tàu thuyền dưới chân bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, nhiều ngư dân thuê xe cẩu tàu thuyền lên bờ, giá 300.000 đồng/lượt. Dọc đường biển Hoàng Sa, nhiều người cũng gọi nhau hỗ trợ đưa thuyền thúng lên vỉa hè trú tránh. UBND quận Sơn Trà đã thông báo cấm lưu thông trên đường Hoàng Sa, đoạn bắt đầu lên bán đảo Sơn Trà, từ tối nay.

Trưa 18/9, người dân vùng rốn lũ Mẹ Suốt, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) đã chủ động sơ tán đồ đạc lên cao. Nhiều nhà làm giàn giáo cao khoảng 2 m, hoặc hàn thêm các giá đỡ để bảo quản tài sản. Trận mưa lịch sử năm 2022 đã khiến khu vực này ngập sâu đến 2 m.

Nhiều nhà dân, khách sạn ở Đà Nẵng đã chằng néo cửa kính, dùng băng dính dán thêm nhiều lớp vào gương đề phòng gió giật và giảm thiểu thiệt hại, tai nạn nếu xảy ra sự cố.

Nhiều người ở Đà Nẵng dùng bao tải, túi vải đựng cát để vận chuyển lên mái tôn chận chặt các góc. Người dân cũng dùng các thùng xốp và túi nylon cỡ lớn bơm nước vào trong để chặn mái nhà.

Trên đường Bạch Đằng, công nhân được huy động thu dọn các tiểu cảnh, chậu cây loại nhỏ để nơi tập kết an toàn. Chính quyền thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn thành việc cắt tỉa cây xanh, nạo vét, khơi thông cống rãnh trong hôm nay.

Tại Quảng Nam, chiều 18/9 trời mưa tầm tã, nhiều tuyến phố biến thành sông nhưng công nhân môi trường đội mưa cắt tỉa cành cây chống bão.

Công ty Cổ phần Dịch vụ công ích Tam Kỳ cũng dùng xe cầu chuyển các lan can mềm, tránh khi ngập nước bị trôi hoặc xê dịch, ảnh hưởng đến giao thông. Từ ngày mai, tỉnh Quảng Nam cho học sinh nghỉ học.

Thành phố Tam Kỳ có hơn 17.000 cây xanh trồng trên vỉa hè của 270 tuyến đường và 17 khu dân cư. Trong đó có gần 5.000 cây cần cắt tỉa, đến nay đã cắt hơn 2.000 cây. Để phòng tránh bão, hai ngày qua công nhân đã tập trung cắt tỉa những cây lớn, có tán rộng, số cây còn lại sẽ hoàn thành trong đầu tháng 10.

Ông Trần Trung Hậu, Phó chủ tịch thành phố, cho biết để phòng tránh bão, 7 xe cẩu đã được điều động và nhiều công nhân được tăng cường tỉa cây xanh trên địa bàn.

Từ sáng 18/9, trên địa bàn huyện Đakrông, Quảng Trị, có mưa to cục bộ ở các xã A Bung, Tà Rụt, A Vao, lượng mưa phổ biến từ 90-120 mm làm ngập các tràn Tà Rụt - A Ngo, Tràn 15Đ mực nước ngập khoảng 0,3-0,5 m. Đồn biên phòng cửa khẩu La Lay phối hợp cùng lực lượng của xã đã tổ chức rào chắn, cắm chốt trực đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết áp thấp nhiệt đới hiện cách Đà Nẵng khoảng 500 km về phía đông và đang đi chậm lại theo hướng tây. Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão với sức gió tối đa cấp 8-9, giật tăng hai cấp. Điều đáng ngại nhất của cơn áp thấp nhiệt đới này là lượng mưa. Trọng tâm mưa lớn sẽ là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng với lượng phổ biến 200-300 mm, có nơi trên 600 mm, kéo dài trong cả ngày 19/9.

Võ Thạnh - Ngọc Trường - Đắc Thành

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 ngày trước - Nhiều di tích, nhà cửa, tàu thuyền được người dân chằng chống, đưa về nơi an toàn khi áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, đổ bộ miền Trung.
1 ngày trước - Trước áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ mạnh thành bão số 4 và đang hướng vào vùng biển Quảng Trị - Đà Nẵng, bà con miền Trung đang cấp tập chuẩn bị ứng phó.
4 ngày trước - Trong những ngày Tuổi Trẻ đón nhận những yêu thương của bạn đọc gửi gắm cho bà con vùng lũ miền Bắc, có những tấm lòng bình dị đến góp chút lòng thành khiến người chứng kiến rưng rưng.
1 ngày trước - Trước áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ mạnh thành bão số 4 và đang hướng vào vùng biển Quảng Trị - Đà Nẵng, bà con miền Trung đang cấp tập chuẩn bị ứng phó.
1 tuần trước - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, siêu bão Yagi có thể có gió cấp 10 - cấp 12, giật cấp 14 khi vào đất liền và có sức tàn phá rất lớn.
Xem tin bài khác
3 phút trước - Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.
4 phút trước - Ngày 20.9, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đã triển khai quy trình tra cứu, hỗ trợ thuốc cấp cứu giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM trên ứng dụng. Có 14 bệnh viện tham gia tra cứu và chia sẻ thuốc cấp cứu.
15 phút trước - Mưa lớn đã làm mực nước trên các sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố gần lên mức báo động 2, sông La ở mức báo động 1.
15 phút trước - Sáng 20-9, lực lượng chức năng triển khai trục vớt nhịp cầu, xe và tổ chức tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ.
15 phút trước - Sáng 20-9, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết thường trực Tỉnh ủy vừa yêu cầu cơ quan chức năng dừng một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.