ttth247.com

Người trẻ về với Trung thu xưa qua đồ chơi truyền thống

Từ đầu tháng 8 âm lịch, nhiều hoạt động nghệ thuật về tết Trung thu Hà Nội được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, Hàng Mã,...

Tại đây, những sản phẩm đồ chơi truyền thống như tò he, phỗng đất, đèn ông sao, đèn kéo quân... được các nghệ nhân trưng bày và giới thiệu rộng rãi. Đây cũng là cơ hội để các bạn trẻ trò chuyện, tìm hiểu về nguồn gốc, cách làm cũng như các giá trị văn hóa xoay quanh những sản phẩm nghệ thuật cổ truyền.

z5831123250393_c9a1a7e5feaaf9448578638e770092f3.jpg

Không gian trải nghiệm làm đèn ông sao của nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến

ẢNH: GIA ÂN

Say mê ngắm nhìn những chiếc đèn ông sao, Đoàn Linh Hương, sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội bày tỏ sự thích thú đặc biệt với món đồ chơi quen thuộc này. Hương cho biết rất thích đồ chơi truyền thống Việt Nam và đặc biệt ấn tượng với đèn ông sao.

"Hồi nhỏ, mỗi dịp tết Trung thu, khi đi qua Hàng Mã hay đi phá cỗ ở tổ dân phố, bố mẹ đều mua cho em một chiếc đèn ông sao. Em thật sự bị thu hút bởi ánh sáng chiếu qua lớp giấy bóng kính tạo nên nhiều màu sắc sặc sỡ. Với em, đèn ông sao như một tín hiệu quen thuộc báo trung thu đã về", Hương nói.

z5831136579512_c5c4ff510e837fb22947c95eab11af14.jpg

Ký ức trung thu tuổi thơ của Linh Hương gắn liền với những chiếc đèn ông sao

ẢNH: GIA ÂN

Mỗi món đồ chơi truyền thống đều mang trong nó tri thức về lịch sử, văn hóa, xã hội và được truyền đạt theo cách riêng, gần gũi, thân thuộc. Cô sinh viên trường luật mong ngày càng nhiều bạn trẻ tìm hiểu thêm về đồ chơi truyền thống thông qua các hoạt động, sự kiện để hiểu hơn về giá trị văn hóa đằng sau.

Đọc về phỗng đất đã lâu nhưng năm nay Nguyễn Hồng Phúc, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương mới được trải nghiệm thực tế. "Ngay khi nghe tin nghệ nhân Phùng Đình Giáp có mặt tại Hà Nội vào dịp trung thu này, mình đã sắp xếp công việc để được gặp mặt, nghe ông chia sẻ những câu chuyện thú vị xoay quanh chú phỗng đất. Biết được từng công đoạn làm phỗng và sự tâm huyết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa cổ truyền qua món đồ chơi dân gian nhỏ bé này, mình cảm nhận được tình yêu to lớn của ông khi đã đi từ xa, mang theo rất nhiều sản phẩm để giới thiệu, lan tỏa giá trị văn hóa đến với cộng đồng, đặc biệt là người trẻ", Phúc bày tỏ.

z5831078019240_462233f19b84d91485af36b8221772cf.jpg

Những chú phỗng đất thu hút các bạn trẻ bởi tạo hình gần gũi và màu sắc bắt mắt

ẢNH: GIA ÂN

Trong khi đó, Hoàng Thu Trang, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương cho hay, trước đây là học sinh chuyên văn, cô đã tìm hiểu và có những bài khảo sát về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là tết Trung thu với rất nhiều món đồ chơi gắn liền với các bạn trẻ.

"Ví dụ như chú tò he đây là một phần ký ức đặc biệt của em. Dù đã lớn nhưng em vẫn rất hào hứng khi được nghe những nghệ nhân làm tò he kể chuyện, chia sẻ về cách nhào bột, pha màu, tạo hình và tận tay nặn ra chú tò he cho riêng mình", Trang nói.

z5831136522420_89d8b1b1cc40512f716f790242e21240.jpg

Thu Trang lựa chọn trải nghiệm nặn tò he tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong mùa trung thu này

ẢNH: GIA ÂN

Phạm Hồng Quân, sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng trung thu là dịp để người trẻ trở về với các giá trị văn hóa xưa. Quân bộc bạch: "Là thế hệ kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ông cha, em mong rằng các bạn trẻ hãy tiếp tục gìn giữ và phát huy những truyền thống quý báu ấy không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Với những món đồ chơi truyền thống như phỗng đất, đèn kéo quân, diều giấy có thể dễ dàng tìm hiểu qua những bài báo, các trang mạng xã hội như YouTube, TikTok..., bởi vừa có thể đọc nội dung mà vẫn thấy chi tiết cách làm một cách dễ dàng".

z5831136558108_495c6b7b7d9bf14fa11e440829866991.jpg

Hồng Quân trải nghiệm các món đồ chơi dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

ẢNH: GIA ÂN

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 ngày trước - Tham gia các workshop (gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm) như làm đèn lồng, làm bánh nướng..., những người trẻ như “tìm vé về tuổi thơ“, được trải nghiệm những nét đẹp của Tết Trung thu truyền thống.
1 tuần trước - Người ta bảo Tết Trung thu là Tết của trẻ con, nhưng chị Phạm Thị Bích Hạnh nhất định tin rằng Tết Trung thu là Tết của gia đình. Những ký ức trung thu thơ bé của chị đều là những ký ức ngọt ngào nhất về ông bà, cha mẹ.
1 tuần trước - Một đồ án game về tết Trung thu nhận được hơn 5 ngàn lượt thích trên mạng xã hội.
1 tháng trước - Cam Hoa (tên thật là Lê Vĩnh Thịnh, 25 tuổi, học ở Trường ĐH Văn Lang) khiến dân mạng phát… sốt khi thiết kế đồ án tốt nghiệp "Đất 3 Miền". Đồ án này được Cam Hoa lấy ý tưởng từ việc khám phá văn hóa Việt Nam tại TP.HCM, kết hợp cùng...
1 tháng trước - GS-TS Nguyễn Thiện Nhân, đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, vừa có đề xuất giảm giờ làm việc của người lao động (8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng...
Xem tin bài khác
9 phút trước - Amazon vừa ra quyết định yêu cầu toàn bộ nhân viên đến văn phòng làm việc 5 ngày một tuần, trở thành công ty công nghệ lớn đầu tiên trên thế giới từ bỏ chế độ làm việc từ xa và quay lại nề nếp làm toàn thời gian tại văn phòng.
9 phút trước - Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 được ví như hành trình kiếm tìm "cảm hứng khởi nghiệp xanh", ưu tiên những ý tưởng, mô hình, giải pháp, sản phẩm khởi nghiệp thân thiện môi trường, tạo ra giá trị thiết thực cho cộng đồng.
24 phút trước - Nữ sinh khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Vinh cũng vừa giành được danh hiệu lớn tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024.
27 phút trước - Bằng tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, thanh niên Thừa Thiên-Huế đã tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước…
27 phút trước - Bắt đầu hiến máu tình nguyện từ năm 2011, đến nay anh Kiều Sĩ Nguyên (33 tuổi), thôn Yên Lạc 2, xã Cần Kiệm, H.Thạch Thất (TP.Hà Nội), đã có 57 lần hiến máu và tiểu cầu cứu người.