ttth247.com

Người trung niên có cần tiêm vaccine sởi không?

Năm nay tôi 49 tuổi, có được tiêm vaccine sởi không và nên tiêm loại nào? (Minh Hiếu, Cần Thơ)

Trả lời:

Vaccine sởi được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1985, nghĩa là trước 10 tuổi bác chưa được tiêm phòng sởi. Nếu trước đây chưa từng mắc, chưa được tiêm vaccine, hiện giờ bác nên tiêm ngừa. Để có tư vấn chính xác, bác nên đến các trung tâm gần nhất.

Bác sĩ tại trung tâm tiêm chủng cần thêm thông tin về tình trạng sức khỏe của bác để tư vấn kỹ lưỡng hơn. Việt Nam có vaccine phòng sởi đơn và loại phối hợp sởi - rubella và sởi - quai bị - rubella, dành cho người từ 9 tháng tuổi. Người lớn chưa tiêm chủng hoặc không rõ lịch sử tiêm, cần chủng ngừa tối thiểu hai mũi cách nhau một tháng.

Sởi có khả năng lây lan mạnh hơn Covid-19 và cúm. Vaccine là biện pháp quan trọng trong phòng chống dịch. Hai mũi vaccine giúp đạt hiệu quả phòng sởi đến 98%.

Minh họa người lớn tiêm vaccine ngừa sởi. Ảnh: Vecteezy

Minh họa người lớn tiêm vaccine ngừa sởi. Ảnh: Vecteezy

Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chương trình tiêm chủng toàn cầu và Việt Nam bị ảnh hưởng. Cùng với sự gián đoạn cung ứng vaccine trong năm 2022-2023, tỷ lệ tiêm chủng sởi và rubella chưa đạt mức cần thiết để phòng, chống dịch.

9 tháng đầu năm 2024, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế ghi nhận hơn 2.400 ca nghi sởi, trong đó hơn 2.100 trường hợp chưa tiêm chủng, 954 trường hợp xác định nhiễm sởi. Tại TP HCM, bệnh sởi có xu hướng chuyển dịch sang nhóm trẻ trên 5 tuổi.

Dịch bệnh có thể ảnh hưởng tới nhóm đối tượng lớn hơn, đặc biệt người lớn có bệnh nền. Nhóm này dễ gặp biến chứng nặng do sởi, ví dụ viêm phổi, viêm não... Bệnh sởi cũng tạo điều kiện bội nhiễm nhiều tác nhân vi khuẩn khác, gây biến chứng nặng hơn sau này. Người lớn chủng ngừa cũng giúp tăng khả năng miễn dịch cộng đồng, đồng thời phòng bệnh cho người thân trong gia đình.

Bác sĩ Nguyễn Minh Luân
Chuyên viên y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Người từ 50 tuổi trở lên bước vào quá trình lão hóa, tăng nguy cơ ung thư, có thể giảm thiểu nhờ tiêm vaccine, tầm soát bệnh và có lối sống lành mạnh.
1 tháng trước - Các bệnh do HPV, lậu, giang mai, quai bị có thể gây yếu sinh lý, vô sinh cho nam giới khi không điều trị kịp thời.
1 tháng trước - Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị gần 400 trẻ bệnh ho gà trong tháng 7, gấp 10 lần tổng cộng 4 tháng đầu năm, các chuyên gia cho rằng mầm bệnh đang lưu hành trong cộng đồng do miễn dịch giảm.
1 tháng trước - Bộ Y tế đề nghị TP HCM khẩn trương chuẩn bị các nguồn lực ứng phó với dịch sởi trước bối cảnh bệnh diễn biến phức tạp.
1 tháng trước - Người trung niên, cao tuổi có nguy cơ mắc ho gà không, bệnh có triệu chứng gì và nên chủng ngừa thế nào? (Thu Hường, 55 tuổi, Hà Nội)
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.